Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Số hiệu 2751/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/09/2011
Ngày có hiệu lực 26/09/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2751/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 26 tháng 09 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cả nước đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 736/SCT-KHTC ngày 01/9/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, nội dung cụ thể như sau:

1. Quan điểm phát triển.

1.1. Quan điểm phát triển chung.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bình Dương gắn kết với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước và thế mạnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đất đai của tỉnh tạo nên sự phát triển mang tính đột phá giai đoạn 2011 - 2020;

Phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm trong nước, góp phần giảm nhập siêu nguyên liệu;

Phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giảm nhập siêu nguyên liệu;

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ mà Bình Dương có thế mạnh, theo sự phân công của Trung ương trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ;

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn kết với việc bảo vệ môi trường trên cơ sở áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đổi mới công nghệ, lựa chọn ngành nghề phù hợp, bố trí vào những khu vực thích hợp.

1.2. Quan điểm phát triển cụ thể các ngành.

Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu; Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, da - giày của cả nước. Kết hợp song song giữa sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt - may, da - giày với việc phát triển dịch vụ cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt - may, da - giày.

Trở thành địa phương có thế mạnh về ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí. Hình thành khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ ô tô đáp ứng yêu cầu sản xuất ô tô trong nước và cho xuất khẩu; phát triển khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí. Phát triển nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo ở trình độ cao. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo có khả năng cung cấp các loại phụ tùng, trang thiết bị cho các ngành kinh tế. Phát triển được các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí quy mô lớn ra thị trường.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử gắn kết chặt chẽ với phân công lao động và hợp tác quốc tế. Phấn đấu trở thành địa phương có thế mạnh về sản xuất linh kiện điện tử so với cả nước. Hình thành các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu trong sản xuất linh kiện điện tử, có khả năng cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí.

Phát triển một số trung tâm, cơ sở thiết kế mẫu mã trong lĩnh vực chế biến gỗ.

2. Mục tiêu phát triển.

2.1. Mục tiêu chung.

Hình thành và phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm toàn cầu.

Đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ trở thành địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ so với cả nước; phát triển được các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu, có khả năng cung cấp những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn ra thị trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể các ngành.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, da - giày giai đoạn 2011 - 2020 nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp dệt - may, da - giày trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp này của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, da - giày từ 11% - 12% giai đoạn 2011 - 2020.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đến giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 15% - 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 12% - 13%/năm.

Tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử giai đoạn 2011 - 2015 từ 18 - 20%/năm và giai đoạn 2016- 2020 từ 14% - 15%/năm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ