ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 206/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 13 tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20
tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18 tháng
6 năm 2013 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm
kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm
2014;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố tại Công văn số
01/STP-PBGDPL ngày 02 tháng 01 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật Thành phố, các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban
nhân dân và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan, đơn
vị, địa phương mình.
Điều 3. Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật Thành phố chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức,
thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, giám đốc các Sở,
Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận,
huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác Phía Nam-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND.TP;
- Các Báo, Đài Thành phố;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, PCNC (2b);
- Lưu: VT, (NC/K) D.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết
định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận
số 04- KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI);
Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 của Bộ Tư pháp; Thông
tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về
quán triệt và tổ chức thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 13/2013/CT-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2013
của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật của công dân.
2. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội; triển khai thực hiện
các Chương trình, Đề án, các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của
Trung ương và Thành phố.
3. Tăng cường vai trò chủ động tham mưu, tư vấn của
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận, huyện trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được
duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương; có trọng
tâm, trọng điểm và phù hợp với từng đối tượng, địa bàn được phổ biến; tăng cường
hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả.
5. Bảo đảm sự tham gia đầy đủ của các cấp, các
ngành, phát huy vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị địa phương; tăng cường
công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm tạo sự đồng bộ và hiệu quả
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có biện pháp thu hút các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật và từng bước xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
a) Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/2013/CT-UBND
ngày 03 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: cả năm.
b) Ban hành Quyết định thay thế Quyết định
46/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Quy định
một số mức chi cụ thể cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân
quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: sau khi Thông tư liên tịch
thay thế Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư
pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Phổ biến nội dung Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành
a) Phổ biến sâu rộng nội dung Hiến pháp nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng nhiều hình thức phong phú,
thiết thực đến mọi đối tượng.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện và kinh phí tổ chức: sẽ có kế
hoạch riêng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tư pháp.
b) Phổ biến các văn bản Luật được Quốc hội ban hành
trong năm 2013, trọng tâm gồm: Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Đất đai 2013, Luật
Phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
2013, Luật Tiếp công dân, Luật Đấu thầu 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Cư trú và các Luật mới sẽ được Quốc hội ban hành trong năm 2014.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
c) Tiếp tục phổ biến các văn bản Luật khác thuộc
các chuyên ngành, lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều
hành phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố: lao động; nhà ở (nhà ở xã hội);
đất đai; xây dựng; an toàn giao thông; quy chế dân chủ ở cơ sở; thuế; khiếu nại;
tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống mua bán người; phòng, chống mại
dâm, ma túy; phòng, chống HIV/AIDS; phòng cháy, chữa cháy; thừa phát lại; cư
trú; bình đẳng giới; xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ môi trường; an toàn vệ
sinh thực phẩm; quốc phòng - an ninh; nghĩa vụ quân sự; bình đẳng giới; bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em…
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
3. Triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế
hoạch của Trung ương và Thành phố
a) Thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn
2011 - 2015” (theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ và Kế hoạch số 4143/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân Thành phố).
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng
trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” (theo
Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Quyết định
số 3298/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
c) Thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng
yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 1063/QĐ-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2013
của Bộ Tư pháp và Quyết định số 5248/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân Thành phố).
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
d) Thực hiện Quyết định số 6408/QĐ-UBND ngày 17
tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch
thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19
tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
đ) Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 1928 “Nâng
cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2016 (theo Quyết định 409/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1145/QĐ-UBND
ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
e) Tiếp tục thực hiện Chương trình “Bảo vệ trẻ em
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015” (theo Quyết định số 267/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 4759/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
g) Thực hiện Kế hoạch hỗ trợ người chưa thành niên
vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng trên địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh giai
đoạn 2013 -2016 (theo Quyết định số 6044/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân Thành phố).
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân Quận 1, Ủy ban
nhân dân quận Bình Thạnh và các Sở, ngành, đoàn thể được phân công.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
h) Thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
Thành phố giai đoạn 2011-2015 (theo quyết định 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1939/KH-UBND ngày 24 tháng 4 năm
2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
i) Thực hiện Kế hoạch số 5967/KH-UBND ngày 08 tháng
11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Quy định về chuẩn
tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
j) Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày
28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Quyết định
số 1111/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2012 - 2015).
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
k) Tuyên truyền pháp luật cho người nước ngoài nhập
cảnh vào Thành phố và các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong
việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố, Ban Quản lý các khu chế xuất và
công nghiệp, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
l) Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-HĐPH ngày 12 tháng
11 năm 2012 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành
phố về tuyên truyền, phổ biến các thông tin về Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển
Việt Nam và các điều ước quốc tế về Biển mà Việt Nam là thành viên trên địa bàn
Thành phố.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
m) Thực hiện Kế hoạch phối hợp số
2815/KHPH-STP-HLHPN ngày 01 tháng 8 năm 2013 giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp
phụ nữ Thành phố về phối hợp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ
giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải cơ sở và lồng ghép giới
trong xây dựng pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2013-2017.
- Cơ quan chủ trì: Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn
vị, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
n) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2016
(theo Kế hoạch số 3861/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
Thành phố và Kế hoạch số 29/KH-BDT ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Ban Dân tộc
Thành phố).
- Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban
nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
o) Phổ biến, giáo dục pháp luật đối với Cựu Chiến
binh (theo Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09 tháng 6 năm
2008 giữa Bộ Tư pháp và Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và Kế hoạch liên tịch số
3281/KHLT-STP- CCB ngày 19 tháng 7 năm 2012 giữa Sở Tư pháp và Hội Cựu Chiến
binh Thành phố)
- Cơ quan chủ trì: Hội Cựu Chiến binh Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành
liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
p) Phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức năm 2014 (theo Chương trình phối hợp số
1570/CTPH-BTP-CĐVCVN ngày 18 tháng 5 năm 2009 giữa Bộ Tư pháp và Công đoàn Viên
chức Việt Nam về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức)
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Công đoàn Viên chức
Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban
nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm
q) Các Chương trình, Đề án, Kế hoạch khác theo chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ
sở
a) Xây dựng Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố
và tổ chức triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành Thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2004.
b) Ban hành Chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố về
triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
bãi bỏ Chỉ thị số 24/2010/CT-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về tăng cường công tác hòa giải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành Thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý 1/2014.
c) Ban hành Quyết định quy định việc quản lý và sử
dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh (thay thế Quyết định số 72/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân Thành phố):
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành Thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thời gian thực hiện: sau khi Bộ Tư pháp, Bộ Tài
chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở.
5. Công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách
pháp luật
a) Tiếp tục thực hiện việc quản lý và khai thác Tủ
sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật Thành phố (gọi tắt là HĐPH.TP) và Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật quận, huyện (gọi tắt là HĐPH.QH).
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
b) Tổng hợp, xây dựng Danh mục sách pháp luật để bổ
sung sách, tài liệu mới cho Tủ sách pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật Thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận,
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2014.
c) Rà soát, thống kê, kiểm tra, báo cáo tình hình
thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật Thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận,
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2014.
6. Triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”
a) Hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức tuần lễ kỷ
niệm “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11” năm 2014
trên địa bàn Thành phố.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật Thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận,
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: tháng 11 năm 2014 (thời điểm
cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
b) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số
1831/KH-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai
thực hiện “Ngày pháp luật” hàng tháng trên địa bàn thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
7. Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật Thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2014.
b) Tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật Thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận,
huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2014.
8. Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tổ chức thực hiện thí điểm xã hội hóa công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại các cơ quan
Nhà nước có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và
Truyền thông và các đơn vị được chọn thực hiện thí điểm.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: cả năm.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Xã hội
hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 -
2016 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở phát huy vai trò của Hội Luật
gia Thành phố, Chi Hội Luật gia quận, huyện và các tổ chức, cá nhân khác nhằm
đáp ứng nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý theo Quyết
định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận
số 04- KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI)
và hướng dẫn của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính và các
Sở, ngành liên quan.
- Thời gian thực hiện: cả năm.
9. Sơ kết, tổng kết và thực hiện các chính sách thi
đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sơ kết, tổng
kết và thực hiện việc sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật gắn với việc thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch
của Trung ương và Thành phố.
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật Thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
- Thời gian thực hiện: cả năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố; Phòng Tư pháp - Cơ quan thường trực
của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch
này.
b) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện căn cứ nội dung Kế hoạch này xây dựng và tổ chức triển
khai Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Định kỳ 6 tháng và cuối năm, các cơ quan, đơn vị,
địa phương báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở
Tư pháp) theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013
thay thế Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp và theo hướng dẫn của
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật Thành phố được bố trí trong Dự toán chi từ ngân sách Thành phố năm
2014 (Quyết định số 56/2013/QĐ- UBND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2014).
b) Kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các mục thuộc
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương được bố trí từ nguồn kinh phí
triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa
phương theo quy định của pháp luật.
c) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế
hoạch căn cứ theo quy định tại các Quyết định ban hành, phê duyệt các Chương
trình, Đề án, Kế hoạch đó./.