Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2001/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 2001/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/08/2020
Ngày có hiệu lực 06/08/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2001/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 5 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (có khung Chương trình giáo dục địa phương kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương từng lớp trong khung Chương trình Giáo dục địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt tại Quyết định này. Việc biên soạn thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa và Thể thao; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ GD&ĐT (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, GD.

CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 5 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai tổ chức biên soạn Chương trình giáo dục địa phương (CTGDĐP) từ lớp 1 đến lớp 5 (tiểu học) và đưa vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về đặc điểm lịch sử văn hóa thiên nhiên và con người Thừa Thiên Huế, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường, con người của Thừa Thiên Huế. Thông qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa Huế, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển giàu mạnh.

Chương trình GDĐP tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các môn học khác trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 góp phần tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần, hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sông, năng lực tổ chức các hoạt động; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương. Hỗ trợ những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, cách thức đánh giá những kiến thức về địa phương.

Triển khai thực hiện nội dung GDĐP theo đúng tiến độ triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

II. CÁC YÊU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

1. Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng

Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

Quán triệt quan điểm định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) năm 2013.

Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục địa phương; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.

[...]