Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 172/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 172/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/01/2014
Ngày có hiệu lực 22/01/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 07/11/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống;

Xét Tờ trình số 167/TTr-SNN-STC ngày 28/11/2013 của liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Phạm vi và đối tượng:

1. Phạm vi: Địa bàn các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

2. Đối tượng: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông thôn và các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn được quy định tại Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 07/11/2008 cua UBND tỉnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống; làng nghề, làng nghề truyền thống (sau đây gọi là làng nghề); nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ nghề truyền thống; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2016: phát triển số lượng làng nghề toàn tỉnh lên 33 làng nghề, trong đó:

- Khôi phục, bảo tồn 01 nghề truyền thống và 02 làng nghề;

- Thành lập và công nhận 10 làng nghề;

- Hỗ trợ phát triển 12 làng nghề gắn với du lịch (08 làng nghề gắn với điểm du lịch và 04 làng nghề gắn với tuyến du lịch);

- Nâng thu nhập của hộ có nghề truyền thống bằng 2 lần so với hộ thuần nông.

b) Giai đoạn 2017-2020: Phát triển số lượng làng nghề toàn tỉnh lên 39 làng nghề; 100% làng nghề được công nhận, trong đó:

- Khôi phục, bảo tồn 01 làng nghề truyền thống;

- Thành lập và công nhận 06 làng nghề.

- Hỗ trợ phát triển 13 làng nghề gắn với du lịch (08 làng nghề gắn với điểm du lịch và 05 làng nghề gắn với tuyến du lịch);

- Phấn đấu không còn hộ nghèo trong các làng nghề.

[...]