Quyết định 786/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu 786/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/11/2006
Ngày có hiệu lực 08/11/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Vũ Hoàng Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 786/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 08 tháng 11 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Xét đề nghị của Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 57/TTr-SCN ngày 30/10/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch phát triển làng nghề phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển CN - TTCN trên địa bàn tỉnh; đồng thời phải gắn với công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong các sản phẩm và phát triển du lịch.

- Quy hoạch phát triển làng nghề phải gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển hiệu quả, bền vững. Phát triển ngành nghề gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư nông thôn.

II. Mục tiêu quy hoạch:

- Đến năm 2010: Đầu tư phát triển 19 làng nghề đạt chuẩn và từng bước khôi phục, củng cố 19 làng nghề khác. Giá trị SXCN của các làng nghề (giá CĐ 1994) chiếm trên 3% trong tổng giá trị SXCN toàn tỉnh, thu hút và tạo thêm việc làm mỗi năm khoảng 2.000 lao động; phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân từ 08 - 09 triệu đồng/lao động/năm (mức thu nhập hiện nay từ 4,6 - 5 triệu đồng/lao động/năm).

- Đến năm 2015: Đầu tư, phát triển thêm 19 làng nghề đạt chuẩn để nâng tổng số làng nghề tiểu thủ công nghiệp đạt chuẩn là 38 làng nghề, hoạt động ổn định kể từ sau năm 2015. Các làng nghề này tạo ra giá trị SXCN (giá CĐ 1994) chiếm từ 2 - 3% trong tổng giá trị SXCN toàn tỉnh, thu hút và tạo thêm việc làm mỗi năm khoảng 1.800 lao động; phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân từ 10 - 11 triệu đồng/lao động/năm; tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm như hải sản khô, rượu Bầu Đá và hàng thủ công mỹ nghệ các loại. Giai đoạn 2006 - 2020 phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 03 triệu USD.

III. Nhiệm vụ quy hoạch:

Rà soát, cân đối các yếu tố có liên quan để quy hoạch phát triển ổn định, bền vững các làng nghề nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển các làng nghề theo quy định. Phân loại, củng cố, đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm các làng nghề đã được quy hoạch đến năm 2010 và 2020; đồng thời điều tra, xác định, hướng dẫn các làng nghề, cơ sở sản xuất trong làng nghề đang gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư vào các cụm, điểm công nghiệp phù hợp để đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái và đời sống sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân.

IV. Nội dung quy hoạch phát triển:

1. Số làng nghề được quy hoạch phát triển: 38 làng.

2. Quy hoạch phát triển các làng nghề theo nhóm hàng:

2.1. Nhóm chế biến hàng nông sản, thực phẩm: có 09 làng nghề được quy hoạch phát triển theo hai giai đoạn từ 2006 - 2010 và từ 2011 - 2015; cụ thể như sau:

* Các làng nghề được quy hoạch phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010:

- Làng nghề Rượu Bàu đá Cù Lâm (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn);

- Làng nghề Bún tươi Ngãi Chánh (thôn Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn);

* Các làng nghề được quy hoạch phát triển trong giai đoạn 2011 - 2015:

- Làng nghề Bún số 8 và Bánh tráng các loại Tam Quan Nam (thôn Tăng 1, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn);

- Làng nghề Bún gạo tươi Tường An (thôn Tường An, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ);

- Làng nghề Bánh tráng mì chà Mỹ Hội (bao gồm các thôn Mỹ Hội 1, 2, 3, xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ);

- Làng nghề Bánh tráng Mỹ Phong (bao gồm thôn Vĩnh Bình, Vân Tường, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ);

- Làng nghề Bánh tráng Phú Gia (thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát);

[...]