CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 66/2006/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 07 năm 2006
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định một số nội dung và chính
sách phát triển ngành nghề nông thôn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực
tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông
thôn (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp
tác xã;
c) Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của
pháp luật về đăng ký kinh doanh.
2. Các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.
Điều 3. Các hoạt động ngành
nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn tại địa bàn
nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
2. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre
đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
5. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và
các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
Điều 4. Công nhận nghề, làng
nghề, quản lý chất lượng sản phẩm ngành nghề
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định nội dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa
bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc
đăng ký và giám sát chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn theo
quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm.
Điều 5. Quy hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn
1. Nhà nước xây dựng quy hoạch tổng thể và định
hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế,
đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng
quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn của cả nước. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Việc
phê duyệt quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành về quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn phải phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng
vùng và phù hợp quy định của pháp luật về quy hoạch nhằm khai thác, phát huy
ngành nghề lợi thế của từng vùng và địa phương.
Chương 2
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
Điều 6. Chương trình bảo tồn,
phát triển làng nghề
1. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề
bao gồm:
a) Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống;
b) Phát triển làng nghề gắn với du lịch;
c) Phát triển làng nghề mới.
2. Nhà nước có Chương trình và dành kinh phí từ ngân
sách hỗ trợ chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ
thể của địa phương, có cơ chế hỗ trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề
trên địa bàn ngoài kinh phí hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 7. Mặt bằng sản xuất
1. Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển ngành nghề nông
thôn đã được phê duyệt, lập quy hoạch xây dựng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề
phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, gắn sản xuất với tiêu
thụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở
ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành
nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các
cụm cơ sở ngành nghề nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
3. Các cơ sở ngành nghề nông thôn có dự án đầu
tư, có hiệu quả được:
a) Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền
sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử
lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được
ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công
nghiệp tập trung;
c) Các cơ sở ngành nghề
nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời.
Điều 8. Về đầu tư, tín dụng
1. Ngân sách địa phương hỗ
trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các
làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Đối với các tỉnh khó khăn về nguồn
thu ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ một phần trong dự toán hàng năm.
2. Đối với các dự án sản xuất
kinh doanh có hiệu quả được:
a) Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư;
b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện
hành;
hành c) Vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc
làm theo quy định hiện;
d) Thực hiện theo quy định của nhà nước về tín dụng
đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu;
đ) Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Điều 9. Xúc tiến thương mại
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo
quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông
thôn xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hoá, có chính sách bảo hộ
sở hữu thương hiệu.
Điều 10. Khoa học công nghệ
1. Cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các
hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ,
sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận
tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được
hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.
2. Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài
nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra
công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá thuộc
lĩnh vực ngành nghề nông thôn thì được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn
kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.
3. Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến công hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn về các nội
dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ;
bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn và dịch vụ.
Điều 11. Đào tạo nhân lực
1. Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được
hưởng các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định để
đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí
lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề.
3. Các nghệ nhân ngành nghề nông thôn tổ chức
truyền nghề được thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận; được
thù lao theo quy định của cơ sở đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo; được hưởng các ưu đãi về thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định
hiện hành.
4. Lao động nông thôn khi tham gia học nghề được
hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động
nông thôn; được vay vốn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm.
Chương 3
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực
thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề, cụm
cơ sở làng nghề nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của
Nghị định này và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm hướng
dẫn thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Văn hoá - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Thủy sản, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này theo chức năng và
thẩm quyền.
Điều 14. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|