Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 125/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/03/2021
Ngày có hiệu lực 09/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 125/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 09 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013;

Căn cứ Luật Trồng trọt năm 2018;

Căn cứ Chỉ thị s 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khu;

Theo đề nghị của Giám đc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 33/TTr-SNNPTNT ngày 19/02/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 (Có Kế hoạch thực hiện kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Th trưng các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp v
à PTNT (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Báo Gia Lai,
Đài Phát thanh - TH tnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÀ CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 125/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Thực hiện Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tim năng xuất khẩu của tnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 với những nội dung sau:

I. Tình hình ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng trong thời gian qua:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 về việc phê duyệt Đán đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở Đề án, Ủy ban nhân dân tnh đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 về Kế hoạch sản xuất rau, chè an toàn và ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo tập huấn ngắn hạn về IPM với 350 lớp trên cây lúa, rau, cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, mía, sắn, điều... với hơn 12.250 lượt nông dân tham gia, xây dựng được 55 mô hình IPM trên các loại cây trồng. Chương trình IPM đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ 10-30%, giảm phân bón vô cơ 10-20%; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học tăng 15-25%, thuốc BVTV hóa học giảm 20-30%; lượng giống giảm 15-30%; giảm lượng nước tưới 15-20%; năng suất tăng 10-15%. Diện tích áp dụng IPM cũng tăng 35-45% các địa phương trong tỉnh và góp phần nâng cao hiểu biết và áp dụng IPM của người dân lên 44-55% so với 5 năm trước đây.

1. Tình hình ứng dụng IPM trên cây lúa:

Diện tích lúa nước gieo trồng hàng năm khoảng 65.000 ha (vụ Đông xuân 25.000 ha, vụ Mùa 40.000 ha), sn lượng lúa đạt 362.800 tấn; tập trung chủ yếu tại các địa phương Phú Thiện gần 12.700 ha, Ia Pa gần 8.850 ha, Đak Đoa gần 6.800 ha, Krông Pa gần 5.850 ha, Chư Prông trên 4.500 ha, Chư Păh trên 4.300 ha, la Grai gần 4.250 ha, Chư Sê gần 4.230 ha, Mang Yang trên 4.200 ha, Kông Chro gần 4.000 ha, Kbang gần 3.200 ha, Chư Pưh trên 2.000 ha, thị xã Ayun Pa gn 2.500 ha.

Chương trình IPM đã được ứng dụng vào sản xuất lúa từ năm 1996. Năm 2020 có 130.000 hộ nông dân sản xuất áp dụng theo Chương trình IPM, ICM trên diện tích khoảng 39.000 ha chiếm 60% diện tích trồng lúa.

2. Tình hình ứng dụng IPM trên cây rau:

Năm 2020, toàn tnh có khoảng 33.934 ha trồng rau, sản lượng đạt 482,544 tấn. Đã hình thành được vùng chuyên canh rau tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Đak Pơ,... tạo ra nguồn thực phẩm phong phú với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tính đến năm 2020, có 20.360 ha rau áp dụng Chương trình IPM vào sản xuất, chiếm 60% diện tích gieo trồng và có 67.866 hộ nông dân sản xuất tham gia ng dụng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ