Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 120/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 120/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/01/2017
Ngày có hiệu lực 11/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Trí Thanh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120 /QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 11 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 05/TTr-SNN&PTNT ngày 06/01/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020; với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu đến năm 2020

- Tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có; nâng cao chất lượng 400.821 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khu vực phía Tây và 3.638 ha rừng phòng hộ ven biển nhằm phát huy vai trò, chức năng của rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như sạt lở bờ sông, bờ biển, chắn gió, chắn cát, tạo cảnh quan ở các đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch sinh thái.

- Phát triển kinh tế rừng một cách toàn diện, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là khu vực miền núi. Sử dụng tài nguyên rừng hài hòa giữa yếu tố kinh tế và môi trường sinh thái bền vững.

- Phấn đấu đến năm 2020, đưa độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 54%.

2. Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020

a) Bảo vệ rừng:

Quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất; giao khoán bảo vệ rừng đối với toàn bộ diện tích đất có rừng thuộc quy hoạch phòng hộ, đặc dụng và diện tích rừng tự nhiên thuộc quy hoạch sản xuất. Khối lượng khoán bảo vệ rừng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 2.307.400 lượt ha, trong đó rừng đặc dụng 614.300 lượt ha, rừng phòng hộ 1.359.200 lượt ha và rừng sản xuất 333.900 lượt ha.

b) Phát triển rừng:

- Khoanh nuôi tái sinh rừng: 25.200 lượt ha, trong đó: khoanh nuôi bảo vệ rừng được áp dụng cho rừng đặc dụng và phòng hộ với diện tích 21.900 lượt ha; khoanh nuôi có trồng bổ sung đối với diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng sản xuất với diện tích 3.300 lượt ha.

- Thiết lập các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung với quy mô 100.000 ha trên địa bàn các huyện vùng núi và gò đồi.

- Trồng rừng mới: 26.313 ha, trong đó:

+ Trồng rừng phòng hộ: 1.913 ha;

+ Trồng rừng đặc dụng: 110 ha;

+ Trồng rừng sản xuất: 23.290 ha;

+ Trồng rừng gỗ lớn: 1.000 ha.

- Trồng lại rừng sau khai thác: 79.125 ha.

- Thiết lập rừng giống: 50 ha.

[...]