Quyết định 607/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Số hiệu 607/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/03/2017
Ngày có hiệu lực 03/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 607/QĐ-UBND

Hà Tĩnh , ngày 03 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Văn bản số 8576/BNN-TCLN ngày 10/10/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cho ý kiến về điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2008 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 3 về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 54/TTr-SNN ngày 14/02/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. Điều chỉnh diện tích quy hoạch 3 loại rừng.

1. Đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng: Diện tích 1.814,5ha trong đó rừng tự nhiên 292,6ha; rừng trồng 768,6ha; đất chưa có rừng 355,1ha và đất khác 398,2ha.

2. Bổ sung vào quy hoạch 3 loại rừng: Diện tích 1.546,9ha, trong đó rừng tự nhiên 40,9ha; rừng trồng 1.470,2ha; đất chưa có rừng 35,8ha, gồm:

- Bổ sung vào đối tượng quy hoạch rừng sản xuất: Diện tích 1.393,2ha, trong đó rừng tự nhiên 40,9ha, rừng trồng 1.339,9ha, đất chưa có rừng 12,4ha.

- Bổ sung vào đối tượng quy hoạch rừng phòng hộ: Diện tích 153,7ha, trong đó rừng trồng 130,3ha và đất chưa có rừng 23,4ha.

3. Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng: Tổng diện tích quy hoạch rừng phòng hộ điều chỉnh sang quy hoạch rừng sản xuất là 1.268,9ha; trong đó rừng tự nhiên 233,8ha; rừng trồng 671,3ha; đất chưa có rừng 215,8ha và đất khác 148,0ha.

4. Diện tích 3 loại rừng sau bổ sung và điều chỉnh:

Tổng diện tích 360.703ha, trong đó rừng tự nhiên 218.259ha, rừng trồng 95.175ha, đất chưa có rừng 40.632ha và đất khác 6.637ha; quy hoạch theo 3 loại rừng như sau:

- Quy hoạch rừng đặc dụng: Tổng diện tích 74.509ha trong đó rừng tự nhiên 73.311ha, rừng trồng 616ha đất chưa có rừng 582ha.

- Quy hoạch rừng phòng hộ: Tổng diện tích 113.218ha, trong đó rừng tự nhiên 80.806ha, rừng trồng 22.015ha, đất chưa có rừng 9.658ha và đất khác 739ha.

- Quy hoạch rừng sản xuất: Tổng diện tích 172.976ha, trong đó rừng tự nhiên 64.143ha, rừng trồng 72.544ha, đất chưa có rừng 30.391ha và đất khác 5.898ha.

(Chi tiết có Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và bản đồ quy hoạch 3 loại rừng kèm theo).

II. Nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Mục tiêu đến năm 2020: Độ che phủ của rừng ổn định 52% và chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng ngày càng được cải thiện; đưa sản lượng gỗ rừng trong khai thác hàng năm 800.000m3, trong đó trồng rừng tập trung thâm canh đạt khoảng 700.000 m3/năm, năng suất bình quân đạt 15 m3/ha/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân là 12%; giá trị sản xuất lâm nghiệp chưa qua chế biến đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu USD/năm; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 70.000 lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi; nâng cao nhận thức cho người dân sống gần rừng tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.

[...]