Quyết định này thay thế cho Quyết
định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang về việc ban hành chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút
nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Quy định về chế độ đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức và chính sách thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
- Cán bộ, công chức hành chính,
công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong
các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội các cấp của địa
phương;
- Cán bộ, viên chức, hợp đồng
lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ ấp, khu phố, khu vực;
- Đối với lực lượng Công an,
Quân đội, Biên phòng, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án khi đi học sẽ được
ngân sách địa phương cấp bù thêm cho đủ theo Quy định này nếu mức chi của ngành
thấp hơn quy định của tỉnh cho các lớp học trong và ngoài tỉnh;
- Luật sư, cán bộ quản lý doanh
nghiệp và hiệp hội ngành hàng theo quy định tại khoản 2, Phần I của Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn
2003-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010 khi các học viên này tham
gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kinh tế quốc tế chuyên
sâu do các cơ quan nhà nước tổ chức đào tạo ở trong nước.
Điều 3. Điều
kiện áp dụng
Các đối tượng nêu trên khi đi học
phải được cấp có thẩm quyền sau đây quyết định:
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khi được
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền).
- Sở Nội vụ (khi được Ủy ban
nhân dân tỉnh ủy quyền).
Cán bộ, công chức được cử đi đào
tạo, bồi dưỡng sau khi tốt nghiệp phải chấp hành theo sự phân công của tổ chức,
nếu không chấp hành hoặc thực hiện không đủ thời gian yêu cầu phục vụ công tác
sau khi đi học (ít nhất là 05 năm) thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo.
Kinh phí ôn thi, luyện thi đầu
vào, kinh phí học lại, thi lại do kết quả học tập không đạt yêu cầu không được
giải quyết theo chế độ này.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ
CHẾ ĐỘ CHI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 4. Các
chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
1. Hỗ trợ một phần tiền ăn: cán
bộ công chức nhà nước trong thời gian tập trung học tập, được hỗ trợ một phần
tiền ăn, mức hỗ trợ như sau:
- Học tại địa bàn thành phố Rạch
Giá và ngoài tỉnh tối đa 20.000 đồng/người/ngày;
- Học tại địa bàn các huyện, thị
xã và các xã, phường, thị trấn mức hỗ trợ 15.000 đồng/người/ngày (riêng đối với
đối tượng 4, 5 theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 của Nghị định số
116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh là
những người không hưởng lương, tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh
được hỗ trợ tiền ăn là 20.000 đồng/người/ngày).
Trường hợp lớp học được tổ chức
tại địa bàn thành phố Rạch Giá thì cán bộ công chức nhà nước cấp tỉnh, thành phố
tham gia các lớp học không được hỗ trợ tiền ăn; trường hợp lớp học được tổ chức
tại trung tâm các huyện, thị xã thì cán bộ công chức tại các huyện, thị xã tổ
chức học không được hỗ trợ tiền ăn.
2. Các chi phí khác.
a. Học phí: thanh toán theo
thông báo thu của nhà trường.
b. Tài liệu học tập:
- Thanh toán theo chứng từ thực
tế tối đa không quá 500.000 đồng/năm (thời gian tập trung học tập một năm từ 04
tháng trở lên);
- Đối với các lớp ngắn hạn không
quá 100.000 đồng/đợt (thời gian tập trung 01 đợt ít nhất từ 01 tháng trở lên).
c. Hỗ trợ một phần tiền ở: cán bộ
công chức nhà nước được hỗ trợ tiền thuê chỗ ở trong những ngày học tập trung tại
cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ
nghỉ) với mức cụ thể sau:
- Học ngoài tỉnh mức hỗ trợ tối
đa: 15.000 đồng/người/ngày;
- Học trong tỉnh mức hỗ trợ tối
đa: 10.000 đồng/người/ngày.
Trường hợp lớp học được tổ chức
tại địa bàn thành phố Rạch Giá thì cán bộ công chức nhà nước cấp tỉnh, thành phố
tham gia các lớp học không được hỗ trợ tiền ở; trường hợp lớp học được tổ chức
tại trung tâm các huyện, thị xã thì cán bộ công chức tại các huyện, thị xã tổ
chức học không được hỗ trợ tiền ở.
d. Tiền tàu, xe: đối với học tập
trung mỗi năm được thanh toán một lượt đi, một lượt về; đối với học chính quy
hoặc tại chức tập trung theo từng đợt trong năm thì được thanh toán một lượt đi
và một lượt về cho 01 đợt tập trung. Chế độ thanh toán áp dụng theo quy định hiện
hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về chế độ công tác phí, chế độ chi hội
nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.
đ. Trợ cấp một lần tiền thực hiện
và bảo vệ luận án, luận văn tốt nghiệp, mức khoán gọn sau khi có bằng:
- Tiến sĩ: 30.000.000 đồng;
- Thạc sĩ: 20.000.000 đồng;
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp
II: 20.000.000 đồng;
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp
I: 10.000.000 đồng.
e. Ngoài các mức trợ cấp nêu
trên, nếu học viên là nữ thì được phụ cấp thêm 50.000 đồng/người/tháng; dân tộc
ít người phụ cấp thêm 20.000 đồng/người/tháng.
3. Đối với các lớp tập huấn ngắn
hạn dưới 01 tháng.
Áp dụng theo chế độ công tác phí
hiện hành của tỉnh và phải có phân công bằng văn bản của Giám đốc Sở và tương
đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
4. Chi cho công tác tổ chức lớp
học.
a. Chi thù lao cho giảng viên,
báo cáo viên.
Đối với các trường, cơ sở đào tạo
và cơ quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh, thiếu hoặc không có
giáo viên giảng dạy thì được mời giáo viên giảng dạy. Mức chi thù lao cho giảng
viên, báo cáo viên cụ thể như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng tin học -
ngoại ngữ.
+ Dạy trình độ A: 25.000 đồng/tiết
học;
+ Dạy trình độ B: 30.000 đồng/tiết
học;
+ Dạy trình độ C: 40.000 đồng/tiết
học (ngoại ngữ).
- Đào tạo bồi dưỡng các lớp lý
luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, triển khai các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, báo cáo thời sự, chuyên đề được chi mức
thù lao như sau (đã bao gồm cả việc soạn giáo án bài giảng, tiền ăn của giảng
viên; một buổi giảng được tính gồm 04 tiết):
+ Giảng viên, báo cáo viên là Ủy
viên BCHTW Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giáo sư, Phó Giáo sư: 500.000 đồng/buổi;
+ Giảng viên, báo cáo viên là
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng
các Ban Đảng tỉnh; Tiến sĩ, Chuyên viên cao cấp: 400.000 đồng/buổi;
+ Giảng viên, báo cáo viên là
Phó các Ban Đảng tỉnh; Tỉnh ủy viên, Trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và
tương đương; Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện và tương đương; Thạc sĩ, Chuyên viên chính: 300.000 đồng/buổi;
+ Giảng viên, báo cáo viên là
Phó các sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và tương đương; Chuyên viên: 200.000 đồng/buổi;
+ Giảng viên, báo cáo viên cấp
xã: 120.000 đồng/buổi.
- Đối với các giảng viên chuyên
nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các Trường Bồi dưỡng cán bộ, Trung tâm Bồi
dưỡng chính trị hưởng lương giáo viên (Trường Bồi dưỡng cán bộ, Trường Chính trị
tỉnh, thành phố …), thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán phụ cấp giảng
bài theo quy định về chế độ giảng vượt giờ đối với giảng viên các trường trung
cấp chuyên nghiệp, không trả theo mức trên khi tham gia giảng dạy các lớp học
do cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các trường thực hiện; khi được mời
giảng tại các trường khác thì vẫn được hưởng theo chế độ quy định nêu trên.
- Trường hợp mời giảng viên
ngoài tỉnh: tùy theo mức độ cần thiết, các cơ quan đơn vị trình cấp có thẩm quyền
quyết định mời giảng viên ngoài tỉnh. Mức thù lao của giảng viên ngoài tỉnh do
cơ quan đơn vị thỏa thuận với giảng viên, báo cáo viên sao cho đảm bảo phù hợp
với khả năng kinh phí được giao của đơn vị nhưng không quá 400.000 đồng/buổi đối
với giảng viên là Tiến sĩ; 300.000 đồng/buổi đối với giảng viên là Thạc sĩ.
b. Chi tổ chức lớp học.
- Tiền khai giảng, bế giảng lớp
học: 100.000 đồng/lần/lớp;
- Tiền nước uống cho giảng viên:
15.000 đồng/buổi/lớp;
- Tiền nước uống cho học viên:
30.000 đồng/buổi/lớp;
- Thuê mướn hội trường, điện, âm
ly (nếu có) thanh toán thực tế;
- Chi cho công tác tổ chức thi
(chỉ thực hiện đối với các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành
phố):
+ Ra đề thi kết thúc khóa học:
60.000 đồng/đề;
+ Chấm bài thi: 2.000 đồng/bài;
+ Phụ cấp Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Hội đồng thi: 30.000 đồng/người/buổi;
+ Phụ cấp thư ký, giám thị:
25.000 đồng/người/buổi.
5. Đối với đào tạo, tu nghiệp ở
nước ngoài.
Đối với cán bộ, công chức được cử
đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài, Sở Nội vụ căn cứ vào quy định của Bộ Tài
chính trình Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định từng trường hợp
cụ thể. Đối với các đối tượng không thuộc quy hoạch đào tạo của tỉnh nếu tự đi
học trước sẽ được tạo điều kiện vay ở tổ chức tín dụng cho chi phí học tập và
được ngân sách hỗ trợ lãi suất vay trong suốt thời gian học tập ở nước ngoài.
Chương III
CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN
NHÂN LỰC
Điều 5.
Chế độ khen thưởng sinh viên đạt thành tích cao trong học
tập: sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy đang theo học các trường trong và
ngoài tỉnh hàng năm có kết quả học tập đạt từ giỏi trở lên sẽ được khen thưởng
theo các quy định hiện hành.
Điều 6. Chế
độ thu hút nguồn nhân lực
1. Người trúng tuyển vào một ngạch
công chức và có cam kết công tác tại tỉnh ít nhất 05 năm, thì được hưởng chế độ
thu hút sau:
- Làm việc tại các cơ quan nhà
nước, đảng, đoàn thể cấp huyện, thị xã, thành phố:
+ Nếu có bằng tốt nghiệp đại học
hệ chính quy, đại học tại chức loại khá, giỏi trở lên được phụ cấp thêm cho đủ
100% lương khởi điểm của ngạch công chức đang xếp trong thời gian tập sự. Nếu tốt
nghiệp loại giỏi, xuất sắc được hỗ trợ ban đầu là: 3.000.000 đồng;
+ Nếu có bằng Thạc sĩ, Bác sĩ
chuyên khoa cấp II được hỗ trợ ban đầu:
20.000.000 đồng;
+ Người có học hàm, học vị là
Giáo sư, Tiến sĩ về giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng của tỉnh đúng
theo các chuyên ngành đang thiếu được hỗ trợ ban đầu là: 30.000.000 đồng.
- Làm việc tại các xã, phường,
thị trấn: nếu tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, ngoài việc được hưởng chế độ theo
Quyết định số 88/2004/QĐ-UB ngày 07/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
về việc ban hành quy định bố trí chức danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ
xã, phường, thị trấn còn được hỗ trợ ban đầu như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng:
3.000.000 đồng;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học:
5.000.000 đồng.
2. Người có học hàm, học vị, có
năng lực chuyên môn (không kể trong hay ngoài tỉnh) làm việc trong một thời
gian nhất định cho một công việc cụ thể theo yêu cầu được Ủy ban nhân dân tỉnh
chấp thuận, mức trả thù lao theo thỏa thuận nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng/tháng.
3. Hỗ trợ sinh viên diện khó
khăn có quy định riêng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hàng năm ngân sách địa phương
bố trí một khoản kinh phí để đảm bảo được việc thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức hàng năm gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tổng hợp để có kế hoạch
mở lớp, cử người đi học.
3. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vào tháng 10 năm trước đăng ký nhu cầu
hợp đồng người có trình độ về công tác tại các cơ quan, đơn vị mình nhằm thực
hiện một công việc cụ thể; đăng ký nhu cầu cần tuyển dụng cán bộ, công chức gửi
Sở Nội vụ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Sở Tài chính có trách nhiệm
phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ này./.