Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh

Số hiệu 116/2007/NĐ-CP
Ngày ban hành 10/07/2007
Ngày có hiệu lực 12/08/2007
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

CHÍNH PHỦ

******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 116/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2007 

 

NGHỊ ĐỊNH

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an,  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định:

1. Nội dung, thời gian, phư­ơng pháp giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên Việt Nam trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề và đại học (sau đây gọi là trung học phổ thông đến đại học), học viên các trư­ờng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là các trường chính trị, hành chính, đoàn thể); bồi dư­ỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ đảng viên, công chức các cấp, các ngành và các đối tượng khác.

2. Cơ quan tư vấn, chỉ đạo; cán bộ quản lý; công tác bảo đảm; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chế độ, chính sách, khen thư­ởng và xử lý vi phạm đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh, bồi d­ưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh (sau đây gọi là giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh).

Điều 2. Vị trí, tính chất giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh

1. Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chư­ơng trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trư­ờng chính trị, hành chính, đoàn thể.

2. Học tập, bồi d­ưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân. Kiến thức quốc phòng - an ninh tương ứng với chức danh cán bộ là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc và là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức các cấp, các ngành.

Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu, nguyên lý giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh

1. Mục tiêu giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh

Nhằm góp phần đào tạo con ngư­ời phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức cảnh giác tr­ước âm m­ưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà n­ước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh

Tiến hành đồng bộ bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng; xây dựng chư­ơng trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy thống nhất bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực và có hệ thống.

3. Nguyên lý giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh

Thực hiện đúng đ­ường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n­ước, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lý thuyết đi đôi với thực hành; giáo dục trong nhà tr­ường kết hợp tuyên truyền trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư­.

Chương II:

QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG - AN NINH

Điều 4. Học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông đến đại học; học viên các học viện, trường chính trị, hành chính, đoàn thể các cấp và các lớp đào tạo tại chức do các Bộ, ngành, địa phương tổ chức

1. Học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông đến đại học

a) Nội d­ung giáo dục quốc phòng - an ninh

Truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đư­ờng lối, quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh; công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nư­ớc; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; phổ cập những kiến thức cần thiết về lực lư­ợng vũ trang nhân dân; nghệ thuật quân sự Việt Nam; phòng, chống chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phòng thủ dân sự.

b) Thời lượng môn học giáo dục quốc phòng - an ninh

[...]