Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 137/2003/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 137/2003/QĐ-TTg
Ngày ban hành 11/07/2003
Ngày có hiệu lực 10/08/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 137/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 137/2003/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2003 PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2003 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ);
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 -2010 (ban hành kèm theo quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)


KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Hội nhập kinh tế quốc tế đã bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ rõ một nhiệm vụ cụ thể là "đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực". Trong các chương trình hành động của mình, Chính phủ đã giao cho các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Thời gian qua, các Bộ, ngành và địa phương đã có cố gắng ban đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, như phổ biến, quán triệt các chủ trương chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, kiến thức về luật pháp quốc tế, các hiệp định thương mại quốc tế và một số nghiệp vụ cụ thể phục vụ quá trình đàm phán, tổ chức hội nghị, hội thảo,... Những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng này đã góp phần trang bị một số kiến thức cơ bản, cần thiết đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua còn nhiều khó khăn và hạn chế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu mới tập trung vào quán triệt đường lối, chính sách chung và phổ cập một số kiến thức về thị trường thế giới, luật pháp quốc tế, các hiệp định thương mại trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và một số nghiệp vụ cụ thể có tính chất ứng phó trước những yêu cầu đặt ra của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung, chương trình, giáo trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa đi sâu vào nghiệp vụ, kỹ năng. Trình độ giáo viên giảng dạy chương trình hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chưa có kế hoạch thống nhất, còn phân tán tuỳ thuộc vào từng Bộ, ngành. Do đó, để đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần có kế hoạch tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tham gia công tác này từ Trung ương đến địa phương, trong các ngành và trên các lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế.

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu.

Đào tạo, bồi dưỡng để đến năm 2010 có đội ngũ những người làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế thông thạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu luật pháp quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ 2003 đến năm 2005, tập trung xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu về hội nhập kinh tế quốc tế hoàn chỉnh phục vụ đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng tham gia công tác hội nhập kinh tế quốc tế; đào tạo được đội ngũ giáo viên (bao gồm cả giáo viên kiêm chức) đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tham gia công tác hội nhập kinh tế quốc tế; tiến hành quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia trực tiếp vào công tác hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và đào tạo nguồn cho giai đoạn sau.

Giai đoạn 2006-2010, bổ sung, hoàn thiện nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các đối tượng tham gia hội nhập và hình thành được lực lượng chuyên gia hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực.

2. Đối tượng.

- Cán bộ, công chức hành chính làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế ở các Bộ, ngành và địa phương; cán bộ quản lý các doanh nghiệp (Nhà nước, các thành phần kinh tế khác) và các hiệp hội ngành hàng;

- Các chức danh tư pháp, trong đó chủ yếu là luật sư và thẩm phán liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế;

- Lực lượng lao động tham gia hội nhập, trong đó chủ yếu là lao động xuất khẩu, công nhân của các doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu và học sinh các trường dạy nghề;

- Cán bộ quản lý, nghiên cứu viên, giảng viên của các viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và sinh viên, học sinh (nguồn cho cán bộ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế) được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Nội dung.

a) Những kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm :

[...]