Quyết định 1168/QĐ-UBND.HC năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1168/QĐ-UBND.HC
Ngày ban hành 18/10/2016
Ngày có hiệu lực 18/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Văn Dương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1168/QĐ-UBND.HC

Đồng Tháp, ngày 18 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1581/TTr-SCT ngày 30 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm

- Củng cố năng lực các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ lực hiện có theo chiều sâu; phát triển sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp; phát huy tiềm năng lợi thế của Tỉnh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tái cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn liền với tái cơ cấu kinh tế chung của cả nước, của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh.

- Phát triển hài hòa về cấu trúc ngành trong từng giai đoạn; nâng cao hiệu quả hoạt động các khu, cụm công nghiệp.

2. Mục tiêu chiến lược

- Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nhóm ngành hàng cơ hội phát triển.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đã triển khai và tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghiệp mới.

- Đầu tư đổi mới trình độ công nghệ sản xuất; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa.

- Nâng tầm hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoàn thiện việc sắp xếp tái cấu trúc doanh nghiệp công nghiệp và kêu gọi một số doanh nghiệp lớn.

II. Nội dung tái cơ cấu

1. Nội dung 1: Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phân ngành và một số sản phẩm chủ đạo của từng phân ngành công nghiệp

a. Mục tiêu

- Đưa tăng tưởng công nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng chất lượng hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm chủ lực, tăng cường sản phẩm giá trị gia tăng.

- Tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế thế giới, đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành - lĩnh vực do quá trình chuyển dịch công nghiệp.

- Tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế để trở thành vai trò quan trọng trong thành phần kinh tế của Tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm lao động nhàn rỗi.

b. Chỉ tiêu đề xuất:

- Hệ số ICOR ngành công nghiệp trong khoảng 2,5-3,0 và tăng tỷ lệ VA/GO tăng từ 16,9% năm 2015 lên 17,4% vào năm 2020 và 19,6% vào năm 2030.

[...]