Kế hoạch 6913/KH-UBND năm 2017 về cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 6913/KH-UBND
Ngày ban hành 16/10/2017
Ngày có hiệu lực 16/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Văn Yên
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6913/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

a) Thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp cho phù hợp với chủ trương, chính sách và tình hình thực tế của tỉnh, nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, phát huy các thế mạnh về để phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng; phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Phát triển ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; gắn quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh với khu vực Tây Nguyên và các vùng lân cận. Thực hiện đầu tư có trọng điểm; phát triển công nghiệp gắn với chuyn dịch lao động, giải quyết việc làm; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng năng lực lượng quản lý nhà nước về phát triển ngành công nghiệp đđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

b) Nghiên cứu đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của ngành; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên thông qua chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 10,2%. Định hướng cơ cấu kinh tế đến năm 2020, GDP lĩnh vực công nghiệp là 19,5 - 20% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh1.

c) Phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt trên 100%; các CCN đạt trên 60%.

d) Hoàn thành việc bố trí quỹ đất cho các dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

II. Định hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

1. Phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh

a) Ngành công nghiệp chế biến nông sản (theo Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đng đến năm 2020): thu hút đầu tư phát trin các nhà máy chế biến với quy mô lớn ở các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng cao, có công nghệ tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến hiện có như chè, cà phê, điều, rau quả, atiso, cây dược liệu tơ tằm và các sản phẩm chăn nuôi khác... đi vào chiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm giá trị gia tăng cao và sản phẩm mới.

b) Công nghiệp chế biến rượu và nước trái cây đặc trưng của tỉnh: Tập trung ưu tiên kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các nhà máy chế biến rượu, nước trái cây với công nghệ tiên tiến, hiện đại có giá trị gia tăng cao tại các vùng thuận lợi về nguyên liệu; phát triển ngành theo hướng đảm bảo chất lượng đảm bảo vệ sinh an tn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2. Các nhóm ngành công nghiệp ưu tiên để phát triển đến năm 2020

a) Công nghiệp cơ khí: Phát triển ngành cơ khí để phục vụ các ngành kinh tế khác; trước mắt phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, lâm sản, khai thác khoáng sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tập trung xây dựng một số cơ sở sửa chữa máy móc, thiết bị đặt gần các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, ở vùng sâu vùng xa để sản xuất, sửa chữa thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển ngành công nghiệp lắp ráp các thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng.

b) Công nghiệp dệt may: Hình thành các cụm dệt may; khuyến khích đầu tư phát triển đối với ngành dệt, may tập trung; phát triển sản xuất nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may; nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới; tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành. Đầu tư các công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện cho sản xuất tơ lụa, dệt, may mặc, các thiết bị thêu ren đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

c) Công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD): Phát triển đa dạng các chủng loại VLXD; ngoài việc sản xuất các VLXD thông thường, nghiên cứu sản xuất các loại VLXD mới, vật liệu có thể thay thế vật liệu xây dựng từ tự nhiên; các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường.

d) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Phát triển khai thác khoáng sản theo đúng quy hoạch đã phê duyệt, nhằm cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành công nghiệp và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy công nghiệp địa phương. Chú trọng công tác thăm dò, điều tra, khảo sát tiềm năng tài nguyên khoáng sản; xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản dài hạn; khuyến khích áp dụng công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, kiểm soát được ô nhiễm môi trường.

đ) Công nghiệp hóa chất - cao su - nhựa - dược phẩm: Đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đmở rộng thị trường, phát huy tối đa công suất của các cơ sở hiện có; nghiên cứu, khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất nhựa gia dụng và công nghiệp, các loại vật dụng bằng vật liệu composit, ống nhựa.... là những sản phẩm mới cần được đầu tư sản xuất để phục vụ công nghiệp và đời sống. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư chế biến hyđrôxit nhôm và ô-xít nhôm, xúc tiến thu hút các dự án đầu tư sản xuất nhôm và các sản phẩm sau nhôm.

e) Công nghiệp sản xuất điện (thủy điện, điện gió, điện mặt trời...): Tập trung phát triển thế mạnh sẵn có về tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ; khuyến khích đầu tư phát triển các dự án về điện gió, điện mặt trời, năng lượng tái tạo phù hợp với thực tế của địa phương.

III. Giải pháp thực hiện

1. Đổi mới cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cam kết hợp tác với các tỉnh lân cận và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; tiếp cận và hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thực hiện các quy định của pháp luật.

c) Nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là chính sách đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp một cách tốt nhất, phù hợp với pháp luật và khả năng của địa phương để có thể huy động được các nguồn vốn vào phát triển công nghiệp tỉnh nhà.

d) Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình và thủ tục, giảm mạnh thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.

[...]