Quyết định 2125/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 2125/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2125/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và số 598/QĐ-CP ngày 25/5/2018 ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Công Thương: Số 11476/QĐ-BCT ngày 18/12/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và số 2093/QĐ-BCT ngày 16/8/2018 ban hành “Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025”;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 11/5/2021 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ III (Khóa XX) về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp;

Căn cứ Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 26/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020 của Chính phủ và Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 26/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2731/TTr-SCT ngày 20/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp chính sách khắc phục tác động của dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, tận dụng có hiệu quả các cơ hội mới cho phát triển.

- Nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng các nguồn lực và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong huy động, sử dụng các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

- Tái cơ cấu ngành công nghiệp một cách thực chất để đổi mới mô hình tăng trưởng thiên về chiều sâu, tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, trên cơ sở chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khai thác triệt để cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với hội nhập kinh tế quốc tế và lợi thế thương mại để thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng tăng các ngành công nghiệp có công nghệ, giá trị gia tăng cao và dịch chuyển lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của từng ngành công nghiệp. Phát triển chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng nhằm đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất mà tỉnh có thế mạnh, như: Công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, điện năng, cơ khí chế tạo, luyện kim, đóng tàu biển. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao như: Công nghệ thông tin - điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô bốt, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp hóa dược, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày, tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và hình thành cụm ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên. Gắn kết phát triển công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng.

Phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống hạ tầng công nghiệp, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ sản xuất kinh doanh giữa Khu kinh tế Dung Quất với các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh và giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh, thành trong Vùng theo hình thức cụm liên kết ngành, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa và tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao trên cơ sở khai thác lợi thế của tỉnh và Vùng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tái cơ cấu ngành công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, trình độ sản xuất, năng suất lao động, sức cạnh tranh sản phẩm và tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP tỉnh; công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp hợp lý, hiện đại; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao tăng nhanh, nhất là các phân ngành chế tạo, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp mới và công nghiệp môi trường, công nghiệp hỗ trợ; ngành khai khoáng, sản phẩm sơ chế, gia công giảm dần.

Đến năm 2030, Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh có công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tầm nhìn đến năm 2045, Quảng Ngãi trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn năm 2021-2025

[...]