Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại”

Số hiệu 550/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/03/2021
Ngày có hiệu lực 12/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Văn Hồng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH CN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 550/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 12 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định s 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án Tái cơ cu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đon đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 11476/QĐ-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đ án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

Căn cQuyết định số 2903/QĐ-BCT ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương vChương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện kế hoạch cơ cu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình s 397/TTr-SCT ngày 25 tháng 02 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

Th nht, tái cơ cấu sản xuất công nghiệp thành phố Cần Thơ phải đặt trong mối quan hệ tng thể với tái cơ cấu kinh tế của thành phố, phù hợp quá trình tái cơ cấu công nghiệp chung của cả nước và vùng Đồng bằng sông Cu Long, đồng thời gn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đảm bảo phát trin công nghiệp thành phCần Thơ tương xứng với vai trò đu tàu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp thành phố theo hướng tăng dn cơ cu công nghiệp công nghệ cao, trên cơ sở sắp xếp các nhóm ngành công nghiệp theo mức độ ưu tiên để phân bổ các nguồn lực hợp lý và phù hợp với thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

Thứ ba, chú trọng đy mạnh phát trin các ngành, sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao; tập trung vào công nghiệp chế biến theo hưng tinh chế nhm nâng cao giá trị gia tăng xuất khu gn với thị trưng tiêu thụ; ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Thứ tư, phát triển công nghiệp thành phố theo phương châm nội lực là quyết định, đồng thời tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút các nguồn vn đầu tư nước ngoài, đầu tư từ Trung ương và các địa phương bên ngoài để xây dựng hệ thống hạ tầng công nghiệp đồng bộ, hướng doanh nghiệp sản xuất và đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã quy hoạch.

Thứ năm, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất công nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị nội địa trong sản xuất công nghiệp; từng bước nâng cao năng lực quản lý điều hành, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - công nghgắn vi điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo.

Thứ sáu, tăng cường liên kết, hợp tác gia các doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh và từng bước tham gia sâu vào mạng sản xut và chuỗi giá trị toàn cầu; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng trong đầu tư phát triển công nghiệp.

Thứ by, phát triển và tái cơ cu sản xuất công nghiệp phải trên cơ sở hài hòa với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ; phát triển công nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vng quốc phòng, an ninh và đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

- Giai đoạn đến năm 2025: Thành phố Cần Thơ phấn đu trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và mang tầm khu vực về công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phm từ thủy sản, có sức lan tỏa, tác động đến phát trin công nghiệp toàn vùng đồng bng sông Cửu Long.

- Giai đoạn đến năm 2030: Thành phố Cần Thơ phn đấu có một số nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao, gắn với phát triển n định và bền vững trong vùng đồng bằng sông Cu Long.

b) Mục tiêu cụ thể và lộ trình phát triển

- Giai đoạn 2021-2025

+ Tiếp tục tập trung thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp có lợi thế, tạo động lực phát trin theo hướng từng bước đu tư chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm, bao gồm: chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, thực phẩm; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất; sản xuất kim loại, sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo...

+ Đẩy mạnh và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, năng lượng sạch. Từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó tập trung thu hút đầu tư sản xuất một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ yếu (trong các ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đ ung; cơ khí, chế tạo, điện tử, công nghiệp công nghệ cao; dệt may, da giày), từ đó gắn kết phát triển sản xuất công nghiệp của thành phố và vùng Đồng bằng sông Cu Long.

+ Tiếp tục khai thác và vận hành có hiệu quả Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (KVIP), đầu tư Khu công nghiệp hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; tập trung lấp đầy diện tích và đầu tư hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.

+ Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp. Lựa chọn các dự án công nghiệp có hiệu quả đầu tư và công nghệ cao, có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tiên tiến.

[...]