Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 1141/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/05/2018
Ngày có hiệu lực 23/05/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Võ Văn Cảnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1141/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 23 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;

Xét đề nghị của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1117/SNN-KHTC ngày 10/5/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2. Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, xây dựng các Chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ NN & PTNT (báo cáo);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng: TH, KT, NN&MT;
- Lưu: VT, NN&MT
(Đg-50b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Cảnh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND, ngày 23/5/2018 của UBND tỉnh)

Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh, gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân hàng năm của ngành trồng trọt từ 2,5 - 3%, chăn nuôi từ 4 - 5%; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đối với cây trồng đạt trên 70% - 80%. Duy trì 60.000 - 61.000 ha đất trồng lúa để đảm bảo diện tích gieo trồng 95.000 ha lúa/năm; tăng diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao từ 20 - 21% hiện nay lên 35 - 40% đến năm 2020. Đến năm 2020 đạt 80% diện tích cà phê (tương đương 144.000 ha) được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận; có 75 - 80% diện tích cà phê chủ động nước tưới và 10.000 ha ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước. Phát triển 40.000 ha diện tích rau màu các loại, trong đó có 1.000 ha vùng sản xuất rau an toàn. Đầu tư phát triển 02 loại cây ăn quả đặc sản chủ lực chủ tỉnh là cây bơ và cây sầu riêng với diện tích 10.000 ha cả về diện tích trồng thuần và trồng xen. Bước đầu hình thành và gắn xây dựng các trang trại, vườn cây ăn quả với phát triển du lịch sinh thái; xây dựng thương hiệu cho các vùng trồng cây ăn quả đặc sản, như: bơ, sầu riêng, cam quýt, mãng cầu xiêm,... (Krông Pắc, Cư M’gar, Krông Năng, TP. Buôn Ma Thuột, TX. Buôn Hồ, Buôn Đôn, Ea H'leo,...).

- Lĩnh vực phát triển Hợp tác xã nông nghiệp: Vận động hàng năm thành lập mới từ 20 - 30 Hợp tác xã; trong đó có 50% HTX xếp loại khá, giỏi; mỗi năm xây dựng ít nhất 02 mô hình Hợp tác xã điểm theo Luật HTX năm 2012 và 20 mô hình HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của địa phương; 80% cán bộ quản lý Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý điều hành và nghiệp vụ chuyên môn.

- Lĩnh vực bố trí dân cư: Trong giai đoạn 2018 - 2020 tập trung đầu tư giải quyết dứt điểm các dự án đang triển khai, ưu tiên các dự án đã gần hoàn thành để ổn định cho 4.111 hộ - 20.102 khẩu dân dân cư tự do (DCTD) đã nằm trong vùng quy hoạch 17 dự án (trong đó có 04 dự án mở mới).

- Lĩnh vực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn: Chủ động phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước vừa và nhỏ; đáp ứng đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân; ổn định đời sống cho các hộ tại vùng thiên tai trọng điểm, đặc biệt khó khăn.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

[...]
13
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ