Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 27/KH-UBND
Ngày ban hành 24/01/2018
Ngày có hiệu lực 24/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Tĩnh, ngày 24 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai và n định đời sống dân cư”; Văn bản số 6960/BNN-KH ngày 21/8/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống GNTT, n định đời sống dân cư; sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2631/SNN-KHTC ngày 14/12/2017 và Văn bản số 73/SNN-KHTC ngày 11/01/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xây dựng Kế hoạch trung hạn thực hiện Chương trình 3 năm giai đoạn 2018-2020, như sau:

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2016 - 2017

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Hà Tĩnh sớm thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngay từ khi bước vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành đồng bộ hệ thống các quy hoạch, đề án, cơ chế chính sách và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả khá cao và toàn diện trong giai đoạn 2011-2015: Nông nghiệp tăng trưởng bình quân 6,6%/năm (cả nước 3,12%); cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực (tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp tăng từ 34,7% năm 2011 lên đạt 50%; tỷ trọng giá trị các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng từ 46% lên 68,5% trong tổng GTSX toàn ngành); một số lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực phát triển nhanh về quy mô, sản lượng, chất lượng theo hướng phát huy lợi thế sinh thái vùng miền, từng bước thích ứng với bi cảnh biến đổi khí hậu.

Bước sang năm 2016 đến nay, do chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, thời tiết diễn biến bất thuận, thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá bán nông sản giảm nên tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm có chậm lại so với các năm trước, nhưng vẫn duy trì đúng định hướng tái cơ cấu và đạt được nhiều kết quả đi vào chiều sâu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt là thu hút khuyến khích được khá nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào đầu tư, bước đầu hình thành, mở rộng các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, khâu chế biến, kết nối với thị trường đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là trong sản xuất cây ăn quả (cam, bưởi Phúc trạch), chè, trồng ngô sinh khối, chăn nuôi gia súc,...

Kết quả thực hiện các nội dung theo Chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư, như sau:

1.1. Phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi:

a) Giếng cây trồng:

- Lúa: Cơ cấu giống chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng sử dụng giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng để né tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; đã giảm rõ rệt trà Xuân sớm (từ 89,6% năm 2012 xuống 0,1% năm 2017), tăng mạnh diện tích trà Xuân muộn (năm 2017 đạt tỷ lệ 95%). Từ năm 2014 đến nay, số lượng giống gieo cấy vụ Xuân ổn định 30 giống (giảm 16 giống so với năm 2011), vụ Hè thu 20 giống (giảm 5 giống). Hàng năm, đã tổ chức khảo nghiệm, sản xuất thử, đánh giá, tuyển chọn các giống lúa mới có triển vọng nhằm bổ sung cơ cấu bộ giống có năng suất, chất lượng cao như: BTE1, VTNA2, TH3-3, TH3-5, KD ĐB, P6 ĐB... đến nay tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt 45%.

- Giống ngô: Sử dụng 100% giống ngô lai do các doanh nghiệp, đại lý cung cấp. Nhóm ngô lấy hạt phổ biến: P4199, CP3Q, NK7328, NK4300, PAC669, PAC558, LVN10, NK6654, 30Y87, B06, B265. Nhóm ngô sinh khối, thực phẩm phổ biến giống: P4199, NK7328, NK4300, PAC558, MX4, MX2, MX6, MX10, HN68, HN88.

- Giống lạc: Sử dụng 80% giống lạc L14, còn lại sử dụng các giống V79, L23, L27 do các đại lý cung cấp và một số giống lạc địa phương do người dân tự sản xuất.

- Giống rau: Thông qua triển khai Dự án thí điểm sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên cát của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn, đã khảo nghiệm trên 90 loại giống với 47 loại cây (có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,...), lựa chọn được 13 loại giống thích ứng với điều kiện tự nhiên vùng đất cát ven biển, cho năng suất ổn định để đưa vào sản xuất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 4 quy trình sản xuất đối với các loại cây trồng mới nhập khẩu là củ cải nhỏ, củ cải lớn, cải thảo, cải bẹ; hoàn thiện quy trình kỹ thuật các loại cây trồng, như: bắp cải, cà rốt, cà chua, hành lá, dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, đậu cô ve, mướp đắng,...

- Giống cây ăn quả (cam, bưởi Phúc Trạch): Đã hình thành được 13 cơ sở sản xuất giống cây ăn quả có múi với quy mô 300.000 - 400.000 cây/năm; tổ chức bình tuyển công nhận 8 cây đầu dòng cây cam bù, 30 cây đầu dòng cam chanh và 20 cây đầu dòng bưởi Phúc trạch,... tạo nguồn mt ghép đảm bảo chất lượng, sạch bệnh cho phát triển nhanh diện tích đạt trên 8.500ha (gồm: 6.100ha cam và 2.400ha bưởi Phúc Trạch).

- Giống chè: Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh đã đầu tư nâng cấp các vườn ương bằng phương pháp giâm hom, khảo nghiệm, chuyển giao công nghệ và đưa vào liên kết sản xuất, sử dụng phổ biến các giống có năng suất, chất lượng cao như: PH1 (chiếm 30%, LDP2 (chiếm trên 50%), LDP1 (10%), chè hạt trung du (10%).

b) Giống vật nuôi:

Tiếp tục tái cơ cấu đàn lợn giống theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng nhất, năng suất, chất lượng cao, đến nay đã hình thành được 37 cơ sở chăn nuôi ln nái ngoại (quy mô 300 con trở lên), nâng tổng đàn nái ngoại đạt trên 21.800 con, chiếm 30% tổng đàn nái, tăng 5,8% so với năm 2015. Triển khai có hiệu quả chương trình Zê bu hóa, nâng cao chất lượng đàn bò theo hướng tăng tỷ lệ máu ngoại, cải tạo tầm vóc đàn bò; tỷ lệ bò lai Zebu và bò thịt chất lượng cao hiện đạt 55% (tăng 12,7% so với năm 2015). Tỷ lệ đàn gà, gia cầm sử dụng tiến bộ kỹ thuật năm 2016 đạt 30%, năm 2017 ước đạt 35%.

1.2. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm:

- Lĩnh vực Trồng trọt: Bước đầu, hình thành một số vùng sản xuất lúa có liên kết khâu giống và tiêu thụ sản phẩm (chủ yếu theo mùa vụ) với doanh nghiệp, như: Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty Quế Lâm, Công ty Cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh,... diện tích 2016 đạt 1.200ha, 2017 đạt 800ha. Triển khai sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên vùng đất cát ven biển với diện tích lắp đặt hệ thống tưới đạt trên 149,5ha; cng cố, phát triển các vùng sản xuất rau truyền thống theo hướng VietGAP và các mô hình liên kết chuỗi giá trị như sản xuất hành lá liên kết với Công ty VIETGAP tại xã Tượng Sơn, liên kết trồng ớt cay với Tập đoàn Na FOOD tại các xã vùng bãi ngang, liên kết sản xuất bầu sáp với HTX Quyết Tiến - Thạch Lưu (Thạch Hà),... Hoàn thiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với một số đại lý, cửa hàng, doanh nghiệp, điển hình là liên kết với Doanh nghiệp TN Tân Phong với quy mô năm 2017 đạt gần 1.000ha. Mở rộng chuỗi khép kín giữa Công ty cổ phn chè Hà Tĩnh với các hộ dân từ khâu cung ứng giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua, bảo quản, chế biến với quy mô đến nay đạt 1.103ha; đóng góp giá trị xuất khẩu bình quân sản phẩm chè đạt 2,5-3 triệu USD/năm. Nhân rộng chuỗi liên kết trồng cây nguyên liệu thức ăn phục vụ các dự án chăn nuôi bò với Công ty Vital, Công ty Vinamilk đạt trên 1.500ha/năm.

- Lĩnh vực Chăn nuôi: Đã hình thành hơn 254 vùng chăn nuôi tập trung (diện tích 2.270ha)/quy hoạch 492 vùng (diện tích 5.970ha), với 538 trang trại được xây dựng; tỷ trọng chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp tăng từ 19,8% lên 35,9%. Bước đầu xây dựng và nhân rộng chuỗi liên kết chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ với hơn 316 HTX, THT chăn nuôi được thành lập và trên 3.600 hộ dân tham gia. Đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn vào đầu tư, triển khai các dự án chăn nuôi quy mô lớn, như: Dự án chăn nuôi bò thịt của Công ty Bình Hà, dự án của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty Vinamilk; đã hình thành được 197 cơ sở chăn nuôi lợn (quy mô từ 300- 6.000con/lứa), trong đó: Có 156 cơ sở chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín của các doanh nghiệp. Công tác giám sát, phòng trừ dịch bệnh, quản lý kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm chuyển biến rõ nét. Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, đã có 39 cơ sở giết mổ tập trung được xây dựng, đưa vào hoạt động, tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung đạt trên 77%; có 10 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP.

1.3. Phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp:

Đến nay, toàn tỉnh có 780 HTX (chiếm gần 60% tổng số HTX), hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ lệ HTX tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012 đạt 97,72% (257/263 HTX thuộc diện phải chuyển đổi). Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý điều hành đã có chuyển biến và nâng lên rõ rệt so với trước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

1.4. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:

Thời gian qua, tỉnh đã ban hành và triển khai có hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư vào nông nghiệp. Trong 2 năm (2016-2017) toàn tỉnh thành lập mới 238 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 530 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản, chiếm 9,3% về số doanh nghiệp toàn tỉnh; thu hút mới 84 dự án đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp (chiếm 16,34% tng số dự án đăng ký đầu tư toàn tỉnh), với số vốn đăng ký đạt trên 8.227 tỷ đồng (chiếm 8,43% tổng vốn đăng ký đầu tư); Tổng vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp năm 2017 ước đạt 5.700 tỷ đồng (chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh), đóng góp 32,5% giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản. Các doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng mở rộng các hoạt động kinh doanh nông nghiệp như sản xuất, mua bán máy móc; vật tư sản xuất nông nghiệp; dịch vụ giống cây trồng vật nuôi; chế biến nông, lâm, thủy sản... tạo cơ sở quan trọng cho phát triển sản xuất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo động lực đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung gắn với đầu tư chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả, giá trị, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.

2. Phòng chống giảm nhẹ thiên tai

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ