ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 114/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày
03 tháng 05 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH THỦ TỤC XÂY DỰNG DỰ ÁN, DUYỆT
DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21
tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết 120/HĐBT ngày 14/4/1992 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ các Thông tư liên bộ số 10/TT-LB ngày
24/7/1992, số 06/TT-LB ngày 12/5/1993, số 03/TT-LB ngày 10/02/1995, số 03/TT-LB
ngày 03/02/1996 của Liên Bộ Lao động TBXH - Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu tư
hướng dẫn thực hiện các chính sách cho vay đối với các dự án nhỏ từ quỹ quốc
gia giải quyết việc làm;
Xét đề nghị của liên ngành Sở Lao động TBXH-
Sở Kế hoạch và đầu tư- Sở Tài chính vật giá và Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai tại
tờ trình số 62 ngày 7/5/1996,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định
thủ tục xây dựng dự án, duyệt dự án và quản lý dự án vốn vay giải quyết việc
làm theo Nghị quyết 120.
Bản quy định này áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh
Lào Cai.
Điều 2. Sở Lao động thương binh xã hội – Sở Tài chính vật giá- Sở Kế
hoạch và đầu tư- Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bản
quy định này trên địa bàn tỉnh Lào Cai và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh những
khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để chỉ đạo, giải quyết.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành có
liên quan, Chủ tịch UBND các huyện thị xã căn cứ quyết định thi hành. Quyết định
này có hiệu lực từ ngày ký.
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Lộng
|
BẢN QUY ĐỊNH THỦ TỤC
XÂY DỰNG DỰ ÁN, DUYỆT DỰ
ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 114/QĐ-UB ngày 03/6/1996 của UBND tỉnh Lào Cai)
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, để các
đơn vị huyện, thị xã, các đoàn thể, trung tâm giáo dục dạy nghề triển khai sử dụng
v à quản lý vốn vay giải quyết việc làm được thuận lợi, hiệu quả, UBND tỉnh hướng
dẫn quy trình về xây dựng hồ sơ dự án, phê duyệt dự án và quản lý dự án vốn vay
giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh như sau:
I- Những quy định chung:
1. Đối tượng cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết
việc làm:
- Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn phát triển sản
xuất tự tạo việc làm kể cả hộ gia đình công nhân viên chức nghỉ mất việc dài
ngày, hộ gia đình lực lượng vũ trang ở ổn định tại các làng quân nhân.
- Thành viên của các tổ chức đoàn thể quần
chúng.
- Các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng, vận tải thu hút thêm lao động, đặc biệt là nhận người bị
thiếu việc làm.
- Các cơ sở sản xuất của thương bệnh binh, người
tàn tật, thanh niên xung phong, cơ sở sản xuất có kết hợp chữa trị, giáo dục
cho các đối tượng tệ nạn xã hội.
- Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân sử dụng
lao động nữ diện chính sách ưu tiên.
Trong các đối tượng vay cần thực hiện ưu tiên đối
với hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất thuộc diện chính sách, thu hút nhiều lao động
diện chính sách.
Khi có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, các
đối tượng trên phải xây dựng dự án theo hướng dẫn bản quy định này của Ban chỉ
đạo cho vay vốn giải quyết việc làm tỉnh.
2. Nguyên tắc cho vay và điều kiện được cấp phát
vốn:
a. Nguyên tắc cho vay:
- Vốn vay phải được trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn
đã cam kết. Thu một lần cả gốc và lãi tương ứng với kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng
hay 36 tháng đã được duyệt cho vay.
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, đúng
nội dung ghi trong dự án, phát huy được hiệu quả đồng vốn và thu hút thêm lao động
có việc làm.
- Vốn vay là vốn hỗ trợ để mua sắm trang thiết bị
sản xuất, bổ sung một phần vốn lưu động, không đầu tư cho vay mới toàn bộ dự
án, không dùng vốn để mua sắm tài sản cố định, hay xây dựng cơ bản.
- Vốn vay phải có giá trị tài sản, vật tư, các
chứng chỉ có giá trị trong thời hạn thanh toán tương đương làm đảm bảo thế chấp
vay vốn.
- Đối với các dự án tập thể hoặc cá nhân có thể
dùng hình thức bảo lãnh bằng tín chấp, không nhất thiết phải dùng hình thức thế
chấp.
- Vốn vay phải chịu lãi suất theo chính sách quy
định hiện hành, các dự án cho vay kể từ 01/3/1996 trở đi áp dụng một mức lãi suất
0,9% tháng trong một dự án.
b. Điều kiện được cấp phát vốn:
- Dự án được xây dựng đúng quy định, nội dung rõ
rang, được các cấp quản lý xác nhận thủ tục: về hộ khẩu thường trú và tính khả
thi của dự án.
- Dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt
quyết định.
- Trước khi cấp phát vốn, hai ngành Kho bạc và
Lao động thương binh xã hội cần tiến hành thẩm định ( có phiếu thẩm định ) về
các yếu tố như: đăng ký kinh doanh, giấy giao quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp
và các yếu tố có liên quan đến sản xuất kinh doanh của dự án.
II. Những quy định cụ thể:
1. Tổ chức chỉ đạo quản lý, điều hành vốn vay giải
quyết việc làm:
a. Ở tỉnh: Ban chỉ đạo gồm có các ngành: sở Lao
động thương binh xã hội (làm trưởng ban), ủy ban kế hoạch tỉnh (phó ban), kho bạc
tỉnh (ủy viên) và sở Tài chính vật giá (ủy viên) theo hướng dẫn tại thông tư
10/TT-LB ngày 24.7.1992.
Ban chỉ đạo tỉnh có nhiệm vụ: tổ chức triển khai
vốn vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đúng với chủ trương, chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước, xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn hàng năm của tỉnh
để trình Trung ương phê duyệt. Phân bổ nguồn vốn hàng năm cho các cơ sở huyện,
thị xã, khối đoàn thể, trung tâm giáo dục dạy nghề. Thẩm định dự án mức cho vay
đối với từng dự án do huyện, thị xã, khối đoàn thể đề nghị lên. Kiểm tra, giám
sát, đôn đốc các cơ sở, đơn vị có sử dụng vốn giải quyết việc làm. Giải quyết xử
lý những vướng mắc trong quá trình triển khai cho vay vốn và thu hồi vốn đến kỳ
hạn trả. Mở các lớp tập huấn, phổ biến hướng dẫn chương trình vốn vay giải quyết
việc làm trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện vốn vay giải
quyết việc làm theo quy định với Liên bộ.
Xác nhận tính khả thi của dự án (bao gồm nguồn vốn
mới, vốn thu hồi, vốn vay lại) xây dựng từ địa phương, do các ngành ở Trung
ương phê duyệt.
b. Ở huyện, thị xã các đoàn thể, trung tâm giáo
dục dạy nghề:
- Thành lập Ban chỉ đạo quản lý vốn vay giải quyết
việc làm (nơi có nhiều chương trình dự án có thể chung trong một ban) gồm có
phòng Lao động thương binh xã hội, phòng tài chính, phòng kế hoạch và chi nhánh
kho bạc huyện.
- Chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo huyện, thị
xã, khối đoàn thể, trung tâm giáo dục, dạy nghề như sau:
+ Lập kế hoạch nhu cầu nguồn vốn vay giải quyết
việc làm hàng năm để ban chỉ đạo tỉnh tổng hợp có căn cứ báo cáo trung ương xin
vốn vay.
+ Hướng dẫn, đôn đốc các chủ dự án lập dự án
đúng quy định, tiến hành thẩm định dự án để báo cáo ban chỉ đạo tỉnh và cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
+ Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ dự án thực
hiện vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Đôn đốc thu hôi vốn đúng kỳ hạn.
+ Báo cáo đầy đủ theo định kỳ và thường xuyên
liên hệ với ban chỉ đạo tỉnh để tiếp nhận những thông tin mới và phản ánh những
vấn đề chưa rõ để cùng thống nhất giải quyết.
- Phòng tổ chức Lao động thương binh xã hội huyện,
thị là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo ở cơ sở, có nhiệm vụ giúp UBND huyện,
thị xã quản lý các nguồn vốn vay giải quyết việc làm thực thi trên địa bàn ( kể
cả các dự án vốn vay giải quyết việc làm do các ngành ở Trung ương phê duyệt và
các dự án của khối đoàn thể).
c. Đối với dự án:
Nếu là tập thể, tổ chức có ban quản lý dự án và
có chủ dự án, nếu là hộ gia đình chỉ cần chủ dự án. Chủ dự án chịu trách nhiệm
trước nhà nước về quản lý sử dụng vốn ứng theo các quy định.
2. Những đơn vị sau đây quy định là các đầu mối
sử dụng, quản lý nguồn vốn vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh:
- UBND huyện, thị xã,
- Liên đoàn lao động tỉnh,
- Công đoàn các cơ quan tỉnh,
- Tỉnh hội phụ nữ,
- Tỉnh đoàn thanh niên,
- Hội nông dân tập thể,
- Hội cựu chiến binh,
- Hội đồng HTX vừa và nhỏ ngoài quốc doanh,
- Các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm,
- Các trung tâm giáo dục đối tượng chính sách xã
hội,
- Chi cục di dân kinh tế mới,
- Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
3. Trình tự xây dựng hồ sơ và phê duyệt hồ sơ dự
án:
a. Xây dựng hồ sơ dự án dưới các cơ sở đơn vị:
- Khi nhận được dự kiến phân bổ nguồn vốn của
ban chỉ đạo tỉnh, Ban quản lý vốn vay giải quyết việc làm ở các huyện, thị xã,
khối đoàn thể, trung tâm giáo dục dạy nghề căn cứ vào đó để có kế hoạch hướng dẫn
xây dựng các dự án, tránh lập dự án quá nhiều tràn lan.
- Xây dựng dự án phải phù hợp với điều kiện thực
tế ở địa phương về các phương án quy hoạch, phương hướng phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương, đơn vị. Dự án phải đúng đối tượng và có đủ khả năng thực thi
cao.
- Hướng dẫn xây dựng dự án phải đảm bảo sự đồng
đều trên địa bàn, cân đối chung giữa các nguồn vốn đã và đang đầu tư, tránh chồng
chéo giữa các nguồn vốn.
- Xây dựng dự án dưới cơ sở, đơn vị phải được
bàn bạc tập thể trong ban quản lý vốn và có sự thống nhất cao, không làm tùy tiện,
thiếu dân chủ.
- Sau khi các chủ dự án được các ngành ở cơ sở
hướng dẫn, thẩm định, hoàn thiện bộ hồ sơ, nộp bộ hồ sơ dự án về ban chỉ đạo của
huyện, thị xã (phòng lao động thương binh xã hội thường trực tổng hợp các dự
án) và các đầu mối khối đoàn thể tỉnh tổng hợp các dự án trong khối để trình
duyệt với Ban chỉ đạo tỉnh.
- Thường trực Ban chỉ đạo vốn vay giải quyết việc
làm tỉnh (sở Lao động thương binh xã hội) là đầu mối tiếp nhận hồ sở dự án từ
các huyện, thị xã và các đầu mối khối đoàn thể, các trung tâm giáo dục dạy nghề,
không tiếp nhận trực tiếp hoặc hướng dẫn lập dự án cho các đối tượng, cá nhân ở
cơ sở.
b. Quy định bộ hồ sơ dự án và mức vay:
b.1- Có 4 loại mẫu dự án do sở Lao động TBXH
phát hành:
- Mẫu dự án của người sản xuất, kinh doanh (dự
án ngành nghề hoặc sản xuất nông lâm).
- Dự án nhóm hộ (dự án VAC hoặc sản xuất nông
laamm).
- Dự án hội nghề nghiệp (dự án tập thể).
- Dự án gia đình (dự án VAC hoặc sản xuất nông
lâm).
b.2- Mức vay và số lượng đối tượng tham gia một
dự án:
- Đối với dự án người kinh doanh (ngành nghề) đầu
tư cho một chỗ làm việc mới tối đa 5 triệu đồng, một dự án vay tối đa không quá
200 triệu đồng.
- Dự án nhóm hộ VAC hoặc sản xuất nông lâm: mỗi
dự án được xây dựng từ 3 đến 5 hộ (cùng một loại hình sản xuất), mỗi hộ vay tối
đa không quá 5 triệu đồng.
- Dự án hội nghề nghiệp, dự án tập thể (dùng cho
khối công nhân viên chức và đối tượng thương binh, người tàn tật) mỗi hội viên
vay tối đa không quá 3 triệu, trường hợp đặc biệt cũng được vay không quá 5 triệu
đồng.
- Dự án gia đình (VAC hoặc sản xuất nông lâm) mỗi
hộ được vay không quá 5 triệu, trường hợp trồng cây đặc sản giá trị kinh tế cao
quy mô dự án lớn thì có thể được vay tối đa không quá 10 triệu đồng.
b.3- Hồ sơ dự án để trình BCĐ tỉnh phê duyệt gồm
có các giấy tờ sau:
- Dự án viết theo mẫu do sở Lao động TBXH phát
hành (5 bản), đóng dấu chin, không được phô tô.
- Phiếu thẩm định dự án (2 bản) mẫu kho bạc, có
đủ xác nhận của 2 cơ quan Kho bạc và phòng lao động huyện.
- Giấy giao quyền chủ dự án (2 bản) đối với dự
án nhóm hộ và dự án tập thể do UBND huyện, thị xã hoặc đầu mối đoàn thể tỉnh
xác nhận.
- Quyết định thành lập ban quản lý chủ dự án đối
với các dự án tập thể, đoàn thể.
- Công văn đề nghị BCĐ tỉnh duyệt dự án (theo mẫu)
- Danh sách trích nganh tổng hợp các dự án trình
duyệt.
Yêu cầu:
+ Lập dự án đúng mẫu quy định, đúng đối tượng,
đúng loại hình sản xuất, nếu sử dụng vốn thu hồi hay vay lại thì phải ghi rõ
tránh nhầm lẫn vốn mới, nội dung dự án phải rõ rang, không tẩy xóa, có đủ các
căn cứ tính toán với những yếu tố đảm bảo tỉnh khả thi cao.
+ Cấp nào hướng dẫn xây dựng dự án thì cấp đó
xác nhận tính khả thi của dự án cùng với ý kiến xác nhận của chính quyền địa
phương nơi thực thi dự án.
c. Nguyên tắc phê duyệt dự án của BCĐ vốn giải quyết
việc làm tỉnh:
- Ban chỉ đạo tỉnh định kỳ hàng quy họp thẩm định
các dự án và bàn công tác chỉ đạo, họp duyệt vốn vay giải quyết việc làm phải
có ít nhất ¾ thành viên trong ban chỉ đạo, trước khi họp thẩm định các dự án
vay vốn thì các thành viên trong Ban chỉ đạo phải nghiên cứu trước hồ sơ tài liệu
của các đơn vị trình duyệt.
Ban chỉ đạo tỉnh thống nhất thẩm định mức vốn
vay, thời hạn cho vay đối với từng dự án, sau đó trình UBND tỉnh ra quyết định.
- Sau khi BCĐ tỉnh thẩm định trình UBND tỉnh ra
quyết định, sở Lao động thương binh xã hội có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ
sơ đã phê duyệt sang kho bạc tỉnh để làm thủ tục cho vay, đồng thời ra thông
báo kết quả phê duyệt đến từng chủ dự án và cơ quan, đầu mối quản lý.
- Việc giải ngân kho bạc tiến hành đảm bảo đúng
thủ tục, khẩn trương, thời gian lưu vốn mới và vốn thu hồi ở kho bạc địa phương
tối đa không quá 30 ngày kể từ khi có số dư ở tài khoản 871.
- Sở lao động Thương binh xã hội còn có nhiệm vụ
thường trực tổng hợp các dự án do huyện, thị xã, các khối đoàn thể, trung tâm
giáo dục dạy nghề trình lên, tập hợp các vướng mắc trong quá trình triển khai
thực thi dự án báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh giải quyết. Chuẩn bị nội dung và tổ chức
các kỳ họp của Ban chỉ đạo tỉnh, phối hợp với các ngành thành viên tổ chức các
đợt kiểm tra tỉnh hình sử dụng vốn giải quyết việc làm dưới các địa bàn trong tỉnh.
4. Sử dụng vốn thu hồi, vay lại:
a. Nguyên tắc chung:
- Các dự án vay vốn giải quyết việc làm hết hạn
đều phải trả cả lãi và gốc.
- Dự án nợ quá hạn phải chịu lãi suất 200% mức
lãi suất cơ bản khi vay.
- Dự án đã được vay vốn, đến hạn trả nếu có nhu
cầu thiết thực có thể được vay lại với điều kiện:
+ Đã sử dụng vốn đúng mục đích được duyệt.
+ Sản xuất có hiệu quả, tiếp tục thu hút được
lao động mới.
+ Chủ dự án trả đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn.
+ Nếu dự án được bổ sung, mở rộng thì phải có
tài liệu về phần bổ sung mở rộng đó và phải được cơ quan có thẩm quyền (Ban chỉ
đạo tỉnh) đánh giá quyết định.
b. Cách cho vay đối với vốn thu hồi:
- Đối với các dự án mới xây dựng, nếu vay vốn
thu hồi thì vẫn tuân theo trình tự thủ tục như quy định, nhưng ghi rõ là dự án
sử dụng bằng nguồn vốn thu hồi.
- Đối với các dự án tiếp tục đề nghị vay lại thì
phải bảo đảm các điều kiện của nguyên tắc chung ( phần trên) và cụ thể từng loại
dự án như sau:
+ Đối với dự án vùng, dự án các đoàn thể, hội quần
chúng nếu có nhu cầu vay lại thì trước khi hết hạn thu hồi (trước một tháng) phải
tiến hành đánh giá hiệu quả, xác định lại số người có nhu cầu vay tiếp để điều chỉnh
lại số người và mức vốn vay trong kỳ hạn tiếp theo của dự án, nhưng không vượt
quá vốn vay lần đầu.
+ Đối với dự án doanh nghiệp, kinh doanh, hộ gia
đình, khi đến hạn trả vốn và lãi nếu có nhu cầu vay lại, nhất thiết phải tiến
hành đánh giá tình hình sử dụng vốn vay theo các mục tiêu đã được duyệt (theo mẫu
thẩm định dự án, đáng lưu ý là chỉ tiêu thu hút thêm lao động mới và hiệu quả sử
dụng vốn).
+ Dự án nào sản xuất ổn định, đảm bảo việc làm
thường xuyên và thu nhập thì không cho vay nữa, để chuyển vốn cho dự án khác
vay.
+ Các dự án sử dụng vốn không đúng mục đích,
không hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, thiếu các điều kiện bảo đảm trả nợ đúng hạn
thì Ban chỉ đạo tỉnh đình chỉ việc cho vay, thu hồi vốn và lãi trước hạn.
+ Trường hợp do thiên tai, rủi ro, khách quan xảy
ra trong khi sử dụng vốn thì phải báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo tỉnh để giải
quyết.
5. Quản lý vốn giải quyết việc làm và thông tin
báo cáo:
Quản lý nhà nước nguồn vốn vay giải quyết việc
làm trên địa bàn tỉnh là UBND tỉnh, cơ quan thường trực là sở Lao động TBXH, vì
vậy hàng quý và cuối năm các cơ quan đơn vị cơ sở triển khai thực thi vốn vay
giải quyết việc làm (kể cả các dự án do các ngành ở Trung ương duyệt) đều phải
chấp hành chế độ báo cáo gửi về sở Lao động thương binh xã hội.
Ban chỉ đạo vốn giải quyết việc làm tỉnh tổng hợp
tình hình sử dụng vốn toàn tỉnh để báo cáo theo tiến độ về Ban chỉ đạo Trung
ương và UBND tỉnh.
Định kỳ các ngành trong Ban chỉ đạo vốn vay giải
quyết việc làm tỉnh có kế hoạch kiểm tra tình hình sử dụng vốn giải quyết việc
làm dưới cơ sở. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ theo dõi quản lý vốn ở cơ sở. Tổ
chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện và đề ra phương
hướng chỉ đạo quản lý nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho năm sau.
6. Tổ chức thực hiện :
- Quy định hướng dẫn quy trình xây dựng dự án,
duyệt dự án và quản lý vốn vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Lào cai có
hiệu lực kể từ ngày ban hành bản quy định này.
- Các thành viên trong Ban chỉ đạo vốn vay giải
quyết việc làm tỉnh, huyện, thị xã, khối đoàn thể, trung tâm giáo dục dạy nghề
triển khai thực thi vốn vay giải quyết việc làm, phổ biến rộng rãi chính sách
vay vốn giải quyết việc làm trong nhân dân và thực hiện theo Quyết đinh
330/QĐ-UB ngày 4/8/1995 của UBNDtỉnh và bản quy định này.
BẢNG ĐỊNH MỨC
CHO VAY VỐN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH LÀO CAI
Căn cứ hướng dẫn của Chi cục
Kho bạc Nhà nước số 771/TDNN ngày 23/11/1992
Căn cứ công văn số
03/TT-LB ngày 3.2.1996
TT
|
Đối tượng
|
Thời hạn vay
(tháng)
|
Định mức vay
(1.000 đ)
|
Nội dung sử
dụng vốn
|
I
|
Công
nghiệp và TTCN
|
|
|
|
1
|
Cơ sở may mặc xuất khẩu
|
12
|
4.000/LĐ
|
Mua thiết bị
sx. 1 phần vốn lưu động
|
2
|
Thảm len xuất khẩu
|
12
|
2.000/LĐ
|
-nt-
|
3
|
Mộc xẻ, XD dân dụng
|
12
|
3.000/LĐ
|
- nt -
|
4
|
Sx vật liêu xây dựng
|
12
|
3.000/LĐ
|
- nt-
|
5
|
Sửa chữa cơ khí nhỏ
|
12
|
3.000/LĐ
|
- nt -
|
6
|
Xay sát bột, gạo
|
12
|
2.000/LĐ
|
- nt -
|
7
|
Sản xuất bánh kẹo
|
12
|
] .000/LĐ
|
- nt -
|
8
|
Đánh bắt, chế biến nông sản
|
12
|
1.000/LĐ
|
-nt-
|
9
|
Làm đường kết tinh
|
12
|
1.000/LĐ
|
- nt -
|
10
|
Chế biến song, mây tre đan
|
12
|
2.000/LĐ
|
- n t-
|
II.
|
Chăn
nuôi:
|
|
|
|
1
|
Lợn thịt
|
12
|
2,000/hộ
|
(hoặc 500/con)
|
2
|
Lợn nái
|
24
|
3.000/hộ
|
|
3
|
Trâu bò thịt
|
12
|
1.500/con
|
|
4
|
Trâu bò sinh sản
|
24
|
2.500/con
|
|
5
|
Trâu bò lấy sữa
|
36
|
5.000/con
|
|
6
|
Cá lồng
|
12
|
2.000/LĐ
|
Mua giống, thiết
bị
|
7
|
Nuôi cá đầm hồ
|
12
|
3.000/ha
|
nt
|
8
|
Nuôi tôm cua...
|
12
|
3.000/ha
|
nt
|
9
|
Gà công nghiệp, gà thịt
|
12
|
2.000/LĐ
|
nt
|
10
|
Nuôi vịt đàn
|
12
|
3.000/hộ
|
nt
|
11
|
Nuôi vịt đè
|
12
|
3.000/hộ
|
|
12
|
Nuôi lươn, ốc, ếch, ba ba
|
12
|
5.000/hộ
|
|
13
|
Nuối dê
|
24
|
3.000/hộ
|
(hoặc 200/con)
|
III.
|
Trồng
trọt:
|
|
|
|
1
|
Hoa qua đặc sản
|
36
|
5.000/ha
|
|
2
|
Hoa quả vườn
|
36
|
2.000/ha
|
|
3
|
Dâu tàm
|
24
|
3.000/ha
|
(hoặc 2.000/LĐ)
|
4
|
Rừng các loại
|
36
|
3.000/ha
|
|
5
|
Trồng chè
|
36
|
3.000/ha
|
|
6
|
Trồng mía, dứa
|
24
|
3.000/ha
|
|
7
|
Trồng quế
|
36
|
3.000/ha
|
|
8
|
Trồng rau xanh
|
12
|
2.000/LĐ
|
(hoặc 1,000/ha)
|