Gió mùa đông bắc gây rét đậm miền Bắc Tết Âm lịch 2025?
Nội dung chính
Gió mùa đông bắc gây rét đậm miền Bắc Tết Âm lịch 2025?
Trong dịp Tết Âm lịch 2025, thời tiết miền Bắc Việt Nam dự kiến sẽ trải qua một đợt rét đậm do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 20/01/2025, khu vực Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất khoảng 13-15°C và cao nhất từ 22-24°C. Thời tiết đặc trung của gió mùa đông bắc chủ yếu có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; sáng và đêm trời rét.
Tại Bắc Ninh, vào ngày 20/01/2025, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận là 16°C với thời tiết nhiều mây, không mưa. Dự báo trong 10 ngày tiếp theo, không khí lạnh với nhiệt độ dao động từ 19°C đến 25°C, với thời tiết chủ yếu có mây và không mưa.
Tại Bắc Kạn, ngày 20/01/2025, nhiệt độ thấp nhất là 10°C và cao nhất là 23°C, thời tiết có mây, không mưa. Trong 10 ngày tiếp theo, nhiệt độ dao động từ 13°C đến 24°C, với thời tiết chủ yếu có mây và không mưa.
Dự báo thời tiết miền Bắc Tết Âm lịch 2025 chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc có không khí lạnh như sau:
- Thứ Ba, 28/01/2025: Nhiệt độ cao nhất 13°C, thấp nhất 9°C. Thời tiết nhiều mây, trời rét đậm.
- Thứ Tư, 29/01/2025: Nhiệt độ cao nhất 21°C, thấp nhất 15°C. Thời tiết nhiều nắng, ấm áp hơn.
- Thứ Năm, 30/01/2025: Nhiệt độ cao nhất 22°C, thấp nhất 16°C. Trời nhiều nắng, thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời.
- Thứ Sáu, 31/01/2025: Nhiệt độ cao nhất 19°C, thấp nhất 16°C. Thời tiết nhiều mây, se lạnh.
- Thứ Bảy, 01/02/2025: Nhiệt độ cao nhất 20°C, thấp nhất 17°C. Trời có mây, khá dễ chịu.
- Chủ Nhật, 02/02/2025: Nhiệt độ cao nhất 19°C, thấp nhất 14°C. Thời tiết có mây, trời mát mẻ.
- Thứ Hai, 03/02/2025: Nhiệt độ cao nhất 18°C, thấp nhất 14°C. Trời nắng nhẹ, thích hợp cho các chuyến du xuân.
Như vậy, Tết Âm lịch 2025 có sự chuyển biến rõ rệt từ rét đậm sang thời tiết ôn hòa và không ảnh hưởng quá nhiều bởi gió mùa đông bắc, phù hợp cho các hoạt động du xuân và lễ hội.
Gió mùa đông bắc gây rét đậm miền Bắc Tết Âm lịch 2025? (Hình từ Internet)
Tác động vào thời tiết là tác động của con người lên các quá trình nào?
Căn cứ khoản 6 và khoản 20 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn.
2. Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
3. Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.
4. Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
5. Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.
6. Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
7. Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một khu vực, vị trí với khoảng thời gian xác định.
...
17. Trạm khí tượng thủy văn là nơi được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để đặt một hoặc nhiều công trình khí tượng thủy văn, gồm các loại: trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng trên cao, trạm ra đa thời tiết, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm thủy văn, trạm hải văn, trạm đo mưa, trạm định vị sét và các loại trạm chuyên đề khác.
18. Trạm giám sát biến đổi khí hậu là trạm được lựa chọn trong số các trạm khí tượng thủy văn hoặc được xây dựng riêng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để thực hiện quan trắc khí hậu, thành phần hóa khí quyển, mực nước biển.
19. Hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới đất, mặt nước, dưới nước cần thiết để bảo đảm công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dữ liệu khí tượng thủy văn thu được phản ánh khách quan tính tự nhiên của khu vực, bảo đảm độ chính xác theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
20. Tác động vào thời tiết là tác động của con người lên các quá trình vật lý và hoá học của khí quyển thông qua các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm ngăn ngừa hay giảm nhẹ thiên tai hoặc tạo ra một dạng thời tiết thuận lợi trong một khu vực cụ thể, trong khoảng thời gian xác định để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
...
Theo đó, thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
Như vậy, tác động vào thời tiết là tác động của con người lên các quá trình vật lý và hoá học của khí quyển thông qua các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm ngăn ngừa hay giảm nhẹ thiên tai hoặc tạo ra một dạng thời tiết thuận lợi trong một khu vực cụ thể, trong khoảng thời gian xác định để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.