Cha là nghệ sĩ bỏ rơi con thì có vi phạm pháp luật không? Bỏ con sẽ bị phạt như thế nào?

Cha là nghệ sĩ bỏ rơi con thì có vi phạm pháp luật không? Bỏ con sẽ bị phạt như thế nào? Quy tắc ứng xử của người làm trong lĩnh vực nghệ thuật được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Cha là nghệ sĩ bỏ rơi con thì có vi phạm pháp luật không? Bỏ con sẽ bị phạt như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    Nghĩa vụ cấp dưỡng
    1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
    2. Trong tường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

    Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng, trong trường hợp làm người yêu có bầu mà không cưới thì người nam phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng được thực hiện trước hết do các bên thỏa thuận, nếu trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

    Dù thỏa thuận hay yêu cầu tòa án giải quyết cấp dưỡng cho con thì cũng phải căn cứ dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu cha là nghệ sĩ bỏ rơi con thì sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về việc không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ như sau:

    Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
    b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.

    Theo đó, luật không có quy định riêng đối với đối tượng là cha nghệ sĩ bỏ rơi con. Tuy nhiên, bất kì người cha nào thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đều sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đặc biệt, đối với hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em của cha sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

    Lưu ý: Trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật thì không cần thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm.

    Như vậy, cha là nghệ sĩ bỏ rơi con sẽ bị phạt tiền 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

    Cha là nghệ sĩ bỏ rơi con thì có vi phạm pháp luật không? Bỏ con sẽ bị phạt như thế nào?Cha là nghệ sĩ bỏ rơi con thì có vi phạm pháp luật không? Bỏ con sẽ bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Quy tắc ứng xử của người làm trong lĩnh vực nghệ thuật được pháp luật quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4, 5 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL năm 2021 về quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật bao gồm:

    (1) Quy tắc ứng xử chung

    - Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật.

    - Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

    - Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

    (2) Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp

    - Có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

    - Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội.

    - Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; tích cực khai thác các phương pháp sáng tạo, thể nghiệm mới, phù hợp với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.

    - Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới, tiếp nhận có chọn lọc các khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật của quốc tế góp phần xây dựng, phát triển nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đồng thời phát huy và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

    - Có ý thức quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền quốc gia, tuân thủ pháp luật nước sở tại khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài.

    - Giữ gìn danh hiệu, hình ảnh; chọn lựa sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật.

    - Đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong đời sống xã hội; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; có nhận thức, quan điểm đúng trước những biểu hiện lệch lạc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

    Chuyên viên pháp lý Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ