Quyết định 2888/2005/QĐ-UBND về phê duyệt đề án "Đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2006-2010" do tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 2888/2005/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/10/2005 |
Ngày có hiệu lực | 05/11/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Đoàn Văn Hổ,Lê Minh Tùng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2888/2005/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 26 tháng 10 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2006-2010”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Thực hiện chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 96/TT-LĐTBXH ngày 21/10/2005;
Điều 1. Phê duyệt đề án "Đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2006-2010".
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
UBND TỈNH AN
GIANG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/ĐA-LĐTBXH |
Long Xuyên, ngày 12 tháng 9 năm 2005 |
ĐÀO TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Quá trình đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay thì điều kiện tiên quyết hàng đầu chính là nguồn lực con người. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tiến lên một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tất yếu phải diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và Nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong phân công, bố trí lại lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn và bước đi cụ thể. Đồng thời, phải đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn lao động nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Thực hiện chương trình công tác năm 2005 của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án “Đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2006 – 2010” với các nội dung sau:
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM, XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ DẠY NGHỀ
Tỉnh ta có dân số 2.170.095 người, số người trong độ tuổi lao động 1.305.000 người, chiếm 60,13% trong cơ cấu dân số, hàng năm có gần 30.000 người bước vào tuổi lao động, đây là nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động nhìn chung những hạn chế nhất định: mặt bằng dân trí, ngoại ngữ và tay nghề thấp, lao động qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng thấp (16,65% năm 2004) so với bình quân chung cả nước ( 24% năm 2004 ), cơ cấu lao động qua đào tạo cũng chưa hợp lý. Đây là những điều bất cập luôn đặt ra cho chúng ta những thách thức gay gắt, đồng thời phải ra sức phấn đấu vượt qua bằng cách phải tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nói chung, công tác dạy nghề nói riêng trong những năm sắp tới nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.
1- Về việc làm và xuất khẩu lao động :
Trong các năm qua ở tỉnh ta đã có nhiều chương trình, dự án kinh tế lớn cùng với các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống văn hóa xã hội và các chính sách ưu đãi về đầu tư phát triển đã được triển khai thực hiện khá đồng bộ và có hiệu quả, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng. Các ngành nghề truyền thống ở nông thôn được phục hồi và phát triển.
Qua đó, đã thu hút nhiều lao động làm việc trong tỉnh, số lao động được tạo việc làm mới năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn giảm dần, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn tăng lên . . . Ngoài số lao động được tạo việc làm tại tỉnh, các Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh bước đầu đã có cố gắng đưa được lao động đi làm ở các nhà máy lớn, các khu công nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Số lao động được giải quyết việc làm ngòai tỉnh có chiều hướng tăng nhanh qua các năm: 3.810 lao động (năm 2002), 4.927 lao động (năm 2003) .Đặc biệt năm 2004 có thêm sự năng động của các huyện, tự tìm đối tác để giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Từ đó, số lao động được giải quyết việc làm ngòai tỉnh gần 6.000 lao động.
Riêng công tác xuất khẩu lao động, trong năm 2004 lĩnh vực này có chuyển biến tích cực, số lượng người tham gia ngày càng đông. Tính đến cuối năm 2004, tỉnh đã đưa 808 người đi xuất khẩu lao động, đạt 130,32% kế họach ( năm 2003 chỉ có 30 người ). Về số lượng người đi tuy có tăng cao so với các năm trước đây. Song nhìn chung về chất lượng, thì lao động của tỉnh ta đưa đi hầu hết là lao động phổ thông, không có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật. Đây là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Vì chiều hướng của các thị trường lao động trên thế giới, sẽ sử dụng lao động có tay nghề nhiều hơn.
(Xem biểu 1: Tình hình giải quyết việc làm 2001-2004).
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2888/2005/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 26 tháng 10 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2006-2010”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Thực hiện chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 96/TT-LĐTBXH ngày 21/10/2005;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án "Đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2006-2010".
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
UBND TỈNH AN
GIANG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/ĐA-LĐTBXH |
Long Xuyên, ngày 12 tháng 9 năm 2005 |
ĐÀO TẠO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Quá trình đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay thì điều kiện tiên quyết hàng đầu chính là nguồn lực con người. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tiến lên một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tất yếu phải diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và Nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong phân công, bố trí lại lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn và bước đi cụ thể. Đồng thời, phải đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn lao động nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Thực hiện chương trình công tác năm 2005 của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án “Đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2006 – 2010” với các nội dung sau:
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM, XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ DẠY NGHỀ
Tỉnh ta có dân số 2.170.095 người, số người trong độ tuổi lao động 1.305.000 người, chiếm 60,13% trong cơ cấu dân số, hàng năm có gần 30.000 người bước vào tuổi lao động, đây là nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động nhìn chung những hạn chế nhất định: mặt bằng dân trí, ngoại ngữ và tay nghề thấp, lao động qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng thấp (16,65% năm 2004) so với bình quân chung cả nước ( 24% năm 2004 ), cơ cấu lao động qua đào tạo cũng chưa hợp lý. Đây là những điều bất cập luôn đặt ra cho chúng ta những thách thức gay gắt, đồng thời phải ra sức phấn đấu vượt qua bằng cách phải tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nói chung, công tác dạy nghề nói riêng trong những năm sắp tới nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.
1- Về việc làm và xuất khẩu lao động :
Trong các năm qua ở tỉnh ta đã có nhiều chương trình, dự án kinh tế lớn cùng với các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống văn hóa xã hội và các chính sách ưu đãi về đầu tư phát triển đã được triển khai thực hiện khá đồng bộ và có hiệu quả, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng. Các ngành nghề truyền thống ở nông thôn được phục hồi và phát triển.
Qua đó, đã thu hút nhiều lao động làm việc trong tỉnh, số lao động được tạo việc làm mới năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn giảm dần, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn tăng lên . . . Ngoài số lao động được tạo việc làm tại tỉnh, các Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh bước đầu đã có cố gắng đưa được lao động đi làm ở các nhà máy lớn, các khu công nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Số lao động được giải quyết việc làm ngòai tỉnh có chiều hướng tăng nhanh qua các năm: 3.810 lao động (năm 2002), 4.927 lao động (năm 2003) .Đặc biệt năm 2004 có thêm sự năng động của các huyện, tự tìm đối tác để giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Từ đó, số lao động được giải quyết việc làm ngòai tỉnh gần 6.000 lao động.
Riêng công tác xuất khẩu lao động, trong năm 2004 lĩnh vực này có chuyển biến tích cực, số lượng người tham gia ngày càng đông. Tính đến cuối năm 2004, tỉnh đã đưa 808 người đi xuất khẩu lao động, đạt 130,32% kế họach ( năm 2003 chỉ có 30 người ). Về số lượng người đi tuy có tăng cao so với các năm trước đây. Song nhìn chung về chất lượng, thì lao động của tỉnh ta đưa đi hầu hết là lao động phổ thông, không có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật. Đây là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Vì chiều hướng của các thị trường lao động trên thế giới, sẽ sử dụng lao động có tay nghề nhiều hơn.
(Xem biểu 1: Tình hình giải quyết việc làm 2001-2004).
2- Thực trạng nguồn lao động - Lao động trong độ tuổi - Cơ cấu lao động:
Năm 2004 tỉnh An Giang có tổng nguồn lao động là 1.430.000. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.305.000; số người ngoài tuổi lao động có tham gia lao động là 125.000 ( dưới 15 tuổi 51.000 người, trên tuổi lao động 74.000 người ). Nguồn lao động được phân phối như sau:
a/ Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: 1.064.457 người.
b/ Số người trong độ tuổi lao động đang làm nội trợ: 204.431 người.
c/ Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 4.491. người
d/ Số người trong độ tuổi có khả năng lao động có nhu cầu làm việc: 75.923 người.
e/ Lao động bổ sung trong năm: 30.000 người.
f/ Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học: 81.974 người.
Cơ cấu lao động đã có chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng lên 8,16%, lao động các ngành dịch vụ lên 19,24%. Giảm lao động nông nghiệp xuống còn 73,20%. Trong đó lao động trong khu vực nhà nước là 5%. Khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác thu hút khoảng 95% lao động xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác giải quyết việc làm của tỉnh ta cũng còn có những hạn chế và tồn tại, đó là:
- Số lao động được giải quyết việc làm trong nông nghiệp thu nhập còn thấp và chưa ổn định.
- Hầu hết lao động được giải quyết việc làm ra ngoài tỉnh và kể cả xuất khẩu lao động phần nhiều là lao động nghèo, không có tay nghề , trình độ văn hóa thấp; vì vậy, dù tìm được việc làm thì thu nhập cũng không cao.
- Công tác đưa lao động ra ngoài tỉnh và đi lao động nước ngoài tuy có chuyển biến nhưng chưa nhiều so với tiềm năng lao động của tỉnh và so với một số tỉnh làm tốt trong khu vực.
- Cạnh tranh nguồn lao động giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về nhu cầu tuyển lao động nữ rất lớn, nhất là các doanh nghiệp chế biến thủy sản, giày da và may mặc, (số lao động không đủ cung ứng, nhất là lao động nữ). Từ đó người lao động chỉ làm ở các doanh nghiệp nào có chế độ tương đối khá, nếu không sẽ tìm nơi khác (doanh nghiệp luôn biến động về lao động và không ổn định để sản xuất). Đồng thời đến mùa thu hoạch lúa thì rất cần lao động nông nghiệp, cũng làm cho số lao động ở các doanh nghiệp biến động.
- Mức thu nhập của người lao động quá thấp, bình quân 500.000đ - 600.000 đ/người/tháng, điều kiện ăn, ở, đi lại khó khăn, từ đó người lao động sau khi đi làm việc một thời gian ngắn thì lại trở về địa phương.
- Chế độ đãi ngộ cho lao động nữ ở ngành thủy sản chưa được thực hiện đầy đủ, một số doanh nghiệp kéo dài thời gian thử việc, không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội.
- Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các chế độ về vệ sinh, an toàn lao động và các chế độ chính sách khác mà Luật lao động đã qui định.
- Nhu cầu hiện nay của các công ty, xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ (kể cả xuất khẩu lao động), trong khi lao động nam hiện còn dư thừa tại địa phương không tìm được việc làm rất nhiều.
* Đối với xuất khẩu lao động:
+ Công tác tuyên truyền vận động cho xuất khẩu lao động ở một số địa phương chưa thật chủ động; một số cán bộ có trách nhiệm chưa thể hiện tính gương mẫu trong việc vận động, tuyên truyền thực hiện chủ trương của tỉnh về xuất khẩu lao động.
+ Việc giải thích chính sách, giáo dục định hướng chưa được xem trọng, thiếu cơ bản. Từ đó đã có một số đối tượng thiếu chuẩn bị về tư tưởng, không chí thú làm ăn đã vội vàng nộp hồ sơ để đi xuất khẩu lao động và chẳng bao lâu đã vội vã quay về nước trước thời hạn, gây thiệt hại về thời gian, tiền của và tinh thần cho bản thân và cả người thân.
Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẽ đối với một tỉnh nông nghiệp như tỉnh ta, đã từ lâu đa số người lao động chưa xem nhu cầu học nghề là vấn đề bức xúc đối với lao động trong tỉnh. Người lao động chưa coi việc học nghề là điều kiện cần thiết để có thể tìm được việc làm tốt, trong xã hội nhiều người không được qua đào tạo vẫn có thể hành nghề, vẫn tìm được việc làm, và rất nhiều cơ quan đơn vị kinh tế đã có một thời tuyển dụng lao động không đặt điều kiện người lao động phải được qua đào tạo hoặc phải có bằng nghề. Do vậy, công tác đào tạo nghề trong nhiều năm dài hình như bị quên lãng, các Trường đào tạo nghề, cơ sở dạy nghề của Nhà nước không chiêu sinh đủ số học viên theo chỉ tiêu kế họach Nhà nước giao.
Song, ngày nay đến một giai đoạn mà kinh tế nông nghiệp đã chuyển mình để đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các sản phẩm làm ra trong nông nghiệp đã trở thành hàng hóa không chỉ bán buôn ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới, phải chịu một sức ép cạnh tranh quyết liệt về giá cả lẫn chất lượng hàng hóa.
Đã đến lúc mà người nông dân trong sản xuất nông nghiệp cũng cần phải được qua các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng nhất định để có thể làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cáo, có giá thành hợp lý và cạnh tranh được với thị trường; người công nhân hành nghề trong các nhà máy, công trường, các cơ sở công nghiệp... phải được qua đào tạo về ngành nghề mình đang làm để nâng cao năng suất và thu nhập .
Xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo nghề như đã nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác nầy, trong những năm qua Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo nghề. Tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp các Trung tâm dạy nghề, Trường trung học kinh tế kỹ thuật và xây dựng mới Trường nghề của tỉnh, có cơ chế chính sách thông thoáng nhằm khuyến khích dạy nghề tư nhân phát triển nhằm từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Ngoài ra tỉnh còn có chính sách hỗ trợ tiền ăn học nghề miễn phí cho các đối tượng chính sách và người nghèo, triển khai thực hiện chương trình dạy nghề miễn phí cho nông dân, thợ thủ công, nhằm trang bị những kiến thức căn bản về kỹ thuật nuôi trồng cho người nông dân, dạy một số ngành nghề TTCN ở nông thôn và thành thị nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm ổn định.
Tính đến nay toàn tỉnh có 40 cơ sở có tham gia dạy nghề, nhưng chỉ có 16 cơ sở đăng ký và được cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề, gồm: 10 cơ sở dạy nghề công lập và 6 cơ sở dạy nghề ngoài công lập; trong năm 2004 đã dạy nghề được 16.997 người ( xem biểu 2: Kết quả cụ thể về đào tạo nghề từ 2002 - 2004) cho thấy công tác đào tạo nghề của tỉnh đã có những dấu hiệu tiến bộ đáng kể, dù cơ sở vật chất đang còn nhiều hạn chế. Mặc dù số lượng lao động và tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng lên hàng năm, song còn ít so với nhu cầu và so với tỉ lệ bình quân chung của cả nước. Chất lượng đào tạo và ngành nghề đào tạo còn hạn chế, cơ cấu đào tạo cũng chưa hợp lí. Hiện nay cơ cấu đào tạo của ta là (01 Đại học - Cao đẳng, 2,87 Trung cấp, 3,67 Công nhân kỹ thuật). Tuy nhiên, theo Viện nghiên cúu chiến lược mới công bố thì cơ cấu đào tạo hợp lý phải là (01 Đại học - Cao đẳng, 04 Trung cấp, 20 Công nhân lành nghề, 60 công nhân bán lành nghề, 15 lao động giản đơn).
Theo cơ cấu trên thì chúng ta phải phấn đấu rất nhiều và khó có khả năng đạt được trong một số năm tới. Về xã hội hóa công tác dạy nghề vẫn còn nhiều khó khăn bởi lẻ vốn đầu tư cao, lợi nhuận thấp, không hấp dẫn đầu tư trong xã hội, số cơ sở dạy nghề còn quá ít chỉ tập trung ở trung tâm tỉnh, kinh phí đầu tư trang thiết bị còn hạn chế từ đó công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Nhìn chung, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động luôn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết và tác động qua lại trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong đó công tác đào tạo nghề giữ vai trò rất quan trọng vì nó là điều kiện giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm và việc làm có thu nhập cao, đồng thời tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng, cơ cấu kinh tế nói chung phát triển nhanh và vững chắc. Từ thực trạng trên cho thấy việc xây dựng đề án đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2006 - 2010 là cấp thiết.
Căn cứ Chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang, căn cứ Đề án đào tạo nguồn nhân lực tỉnh An Giang đến năm 2010 "Tăng GDP bình quân hàng năm 12%, giải quyết việc làm trong 5 năm trên 150.000 lao động, trong đó tổng số lao động xuất khẩu trên 10.000 lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài. Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cả về qui mô chất lượng ngành nghề đào tạo. Đào tạo phải gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn tay nghề cho lao động trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động".
1- Những cơ sở để xây dựng đề án:
1.1- Về lao động bổ sung hàng năm:
Bình quân hàng năm số người đến tuổi lao động bổ sung vào lực lượng lao động là 30.000 người ( nữ có 15.500 người ), trong đó có khoảng 16.000 người tiếp tục học trung học phổ thông. Ngoài ra hàng năm có khoảng 10.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thì có 2.600 người đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, 2.400 người tham gia học các trường Trung học chuyên nghiệp và Trường nghề, số còn lại 5.000 người cần giải quyết việc làm. Như vậy tổng số lao động trong độ tuổi không đi học cần đào tạo nghề giải quyết việc làm là 19.000 người.
1.2-Về nhu cầu giải quyết việc làm:
Qua số liệu phân phối nguồn lao động nêu trên thì số người cần việc làm trong năm như sau:
- Số lao động đang thất nghiệp: 4.500 người.
- Số lao động đang thiếu việc làm cần việc làm: 15.000 người (74.900 người x 20%).
- Số lao động trong độ tuổi không đi học: 19.000 người.
Tổng cộng: 38.500 người (đây là số lao động bình quân cần giải quyết việc làm trong năm).
Dự báo đến năn 2010, dân số tỉnh ta đạt mức 2.330.000 người; Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 đạt 1.500.000 người, chiếm 64,37% dân số.
Dự báo khả năng tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội:
- Kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) xác định mục tiêu hàng năm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 12%; Do hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, giảm tỷ trọng lao động khu vực nông thôn, việc làm được tăng lên trong các doanh nghiệp, nếu hệ số co giãn lao động ( số % lao động thu hút thêm khi tăng 1% GDP ) của thời kỳ 2006 - 2010 là 0,28% ( hệ số chung của cả nước 0,28% - 0,3% ). Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9 - 12% mỗi năm, hệ số co giãn 0,28%, sẽ tạo việc làm mới cho khoảng 26.000 - 35.000 lao động từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. trong 5 năm sẽ tạo việc làm cho 130.000 - 175.000 lao động. Như vậy chương trình giải quyết việc làm phải giải quyết mỗi năm 5.000 - 14.000 lao động. Vậy 5 năm phải giải quyết 25.000 - 70.000 lao động (bình quân 47.500 lao động) trong đó xuất khẩu lao động 15.000 -17.000 người (có trên 10.000 lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài hàng năm).
2- Mục tiêu về việc làm từ 2006 - 2010:
- Trong 5 năm (2006 - 2010) từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tạo ra việc làm cho khoảng 150.000 lao động, bình quân mỗi năm 30.000 lao động.
- Đến năm 2010 đạt cơ cấu lao động: nông nghiệp 60%; công nghiệp, xây dựng 15%; dịch vụ 25%.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4% năm 2010.
- Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trên 80% năm 2010.
* Mục tiêu của đề án:
- Hàng năm giải quyết lao động cho 30.000 người, trong đó:
+Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: 20.000 lao động.
+Chương trình giải quyết việc làm ngoài tỉnh ( kể cả xuất khẩu lao động ) 10.000 người .
-Về xuất khẩu lao động 2006-2010 sẽ có đề án riêng.
* Đối tượng thực hiện đề án:
Đối tượng tập trung là lao động ở nông thôn và những người khó khăn về kinh tế do không có hoặc thiếu việc làm, không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, văn hóa tham gia xuất khẩu lao động ( đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách ).
- Điều tra cập nhật tình hình lao động hàng năm ở các xã, phường, thị trấn về nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động, làm cơ sở xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu hàng năm. Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, giới thiệu việc làm đến người lao động có nhu cầu.
- Chủ động mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nắm thông tin thị trường lao động, đặc biệt là các thông tin về chỗ làm việc mới và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, ký kết hợp đồng về cung ứng, sử dụng lao động giữa các địa phương với doanh nghiệp.
-Tổ chức hội chợ việc làm hàng năm và tổ chức mở rộng đến các huyện có điều kiện.
- Tổ chức đào tạo nghề cho các đối tượng theo yêu cầu của thị trường lao động.
- Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhất là trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch, từ đó giảm được áp lực lao động khi đến mùa vụ.
- Tăng cường tổ chức quản lý lao động, gắn với việc cấp sổ lao động cho người lao động (đối với các xí nghiệp trong tỉnh).
- Đối với doanh nghiệp cần quan tâm nâng cao tiền lương, thu thập và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động để thu hút và giữ chân người lao động.
- Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc, thời gian làm việc, trước mắt phải giải quyết vấn đề chỗ ăn, chỗ ở cho người lao động.
Dự án dạy nghề cho người lao động là nhằm đào tạo các nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm số lao động làm nông nghiệp, tăng lao động làm việc ở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động và cung ứng lao động cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật bán lành nghề, lành nghề.
a- Mục tiêu chung năm 2006 - 2010 :
Mục tiêu của tỉnh là nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 20% năm 2005 và trên 30% vào năm 2010. Trong đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 12,50% vào năm 2005 và trên 20% vào năm 2010. Cơ cấu đào tạo sẽ được chuyển đổi dần theo tỉ lệ hợp lý hơn giữa đại học, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Từng bước nâng số lượng người qua đào tạo nghề được cấp chứng chỉ, bằng nghề ( bán lành nghề và lành nghề ) tăng dần qua các năm .
b- Mục tiêu cụ thể năm 2006 - 2010:
Căn cứ vào tình hình thực tế về dạy nghề của tỉnh; căn cứ vào mục tiêu đào tạo nghề đã đề ra, và trên cơ sở dự báo dân số của tỉnh năm 2005 và đến năm 2010 như đã nêu thì mục tiêu đào tạo nghề cụ thể như sau :
Đào tạo nghề cho khoảng gần 41.145 người (bình quân 8.229 người/năm), trong đó số lượng qua từng năm như sau :
- Năm 2006 : 6.745 người;
- Năm 2007 : 7.185 người;
- Năm 2008 : 7.795 người;
- Năm 2009 : 9.015 người;
- Năm 2010 : 10.405 người.
Số lượng đào tạo nghề qua từng năm, được xác định trên cơ sở năng lực đào tạo từ các cơ sở dạy nghề và hướng phát triển về quy mô cũng như số cơ sở đăng ký dạy nghề trong thời gian tới.
3- Giải pháp:
Nhằm thực hiện được dự án đào tạo nghề cho người lao động theo mục tiêu đã đề ra, các ngành cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đã nêu trong Đề án Đào tạo nguồn nhân lực tỉnh An Giang đến năm 2010. Phần dưới đây chỉ trình bày một số vấn đề trong các giải pháp có liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động.
a- Công tác tuyên truyền vận động :
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm làm thay đổi nhận thức trong gia đình, trong xã hội. Giúp người dân thấy được rằng: học nghề là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tìm việc làm, có thu nhập cho bản thân và gia đình, ổn định cuộc sống.
b-Điều tra cập nhật số liệu lao động hàng năm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn về nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động làm cơ sở xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu hàng năm:
- Đối với học sinh tốt nghiệp THCS, THPT có học lực trung bình, gia đình khó khăn về kinh tế sẽ hướng dẫn, huy động các em vào học ở các trường, trung tâm dạy nghề theo năng khiếu, sở trường của các em.
- Ở địa phương cần làm tốt khâu cung cấp danh sách, lý lịch số học sinh tốt nghiệp THCS , THPT nhưng không tiếp tục học các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp để từ đó có kế hoạch vận động, giới thiệu các em vào học ở các cơ sở dạy nghề.
- Vừa có chính sách khuyến khích, vừa có biện pháp chế tài để bắt buộc những người hành nghề phải có chứng chỉ nghề, bằng nghề. Cụ thể như sau:
- Các lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa qua đào tạo nghề, cần phải qua đào tạo hoặc đào tạo lại ; thực hiện việc kiểm tra tay nghề, xác nhận bậc thợ và gởi thi tại các cơ sở dạy nghề để được cấp chứng chỉ nghề. Chi phí đào tạo do cơ sở sản xuất kinh doanh chi theo quy định.
- Ban hành bổ sung thêm danh mục những ngành nghề bắt buộc người hành nghề phải có bằng nghề , chứng chỉ nghề. Người sử dụng lao động chỉ được phép tuyển dụng lao động đã qua đào tạo có bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề để bố trí làm những nghề nói trên.
c- Xây dựng phát triển mạng lưới dạy nghề trong tỉnh:
- Với số lượng cơ sở dạy nghề và có tham gia dạy nghề của tỉnh, thì năng lực đào tạo nghề hiện nay không thể nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian tới như kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, tỉnh cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp một số Trường Trung học chuyên nghiệp, các Trung tâm có tham gia dạy nghề và xây dựng mới 08 cơ sở dạy nghề gắn với địa bàn dân cư, với làng nghề, ngành nghề phù hợp nhu cầu lao động ở địa phương. Cụ thể là xây mới Trung tâm dạy nghề Châu Đốc, thành lập thêm 07 Trung tâm dạy nghề ở các huyện (Theo Quy hoạch mạng lưới dạy nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt).
- Tăng cường đầu tư, đổi mới các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng thực hành, các phương tiện, học cụ dùng trong công tác giảng dạy và học tập ở các cơ sở dạy nghề (theo Đề án tăng cường trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010)
d- Về ngành nghề, trình độ và hình thức đào tạo:
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo được điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động ; ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí , gò, hàn, tiện, điện cơ, điện tử ; và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như : dệt - may công nghiệp, chế biến nông sản, thủy hải sản, xây dựng, thương mại ; chú trọng đến các làng nghề truyền thống, các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động.
- Về trình độ đào tạo : Chỉ mới thực hiện đào tạo theo 02 trình độ.
+ Bán lành nghề : được trang bị một số kiến thức và kỹ năng nghề nhất định. Đào tạo theo trình độ này, chủ yếu do các Trung tâm Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn thực hiện. Sau khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ nghề.
+ Trình độ lành nghề : được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp. Trình độ lành nghề (và trình độ cao) do các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề thực hiện. Sau khóa học, học viên sẽ được cấp bằng nghề.
- Ngoài các hình thức đào tạo tại trường, lớp theo hệ ngắn hạn hoặc dài hạn. Cần áp dụng nhiều loại hình đào tạo lưu động nhằm tạo cơ hội học nghề, nâng cao kỹ năng thực hành cho mọi người, nhất là những người nghèo, những người sống ở nông thôn, vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc.
- Phối hợp giữa các trường, các Trung tâm đào tạo nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để hợp đồng đào tạo theo địa chỉ. Có chính sách thích đáng để các doanh nghiệp đóng góp tiền, hổ trợ cho hoạt động dạy nghề và tạo điều kiện để học viên được thực tập tại các cơ sở sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng thực hành cho từng đối tượng học nghề.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tư nhân đưa số học viên của họ đã dạy, đến sát hạch tại các cơ sở dạy nghề công lập để nơi đây cấp chứng chỉ nghề cho họ.
- Tăng cường đào tạo nghề thông qua các chương trình kinh tế lớn của tỉnh, các chương trình khuyến nông, khuyến công ...
d- Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề :
- Đẩy mạnh việc phát triển đội ngũ giáo viên để đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại về số lượng và cơ cấu ngành nghề dạy, nhất là ngành nghề mới; có chính sách thu hút số giáo viên chuẩn từ các Trường Sư phạm Kỹ thuật về công tác tại các Trường Dạy nghề, các Trung tâm Dạy nghề trong tỉnh
- Các Trường, các Trung tâm dạy nghề có kế hoạch đào tạo sư phạm cho những người đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề để làm giáo viên dạy nghề (từng bước đào tạo giáo viên đạt chuẩn tại chỗ) ;
- Trước mắt nhằm khắc phục việc thiếu giáo viên cần quan hệ với các trường trong và ngoài tỉnh, tăng cường, phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng gồm giảng viên ở các trường, chuyên gia ở các Sở, ngành, doanh nghiệp ... tham gia giảng dạy .
- Tạo mối quan hệ giữa Trường dạy nghề với các Trung tâm dạy nghề của huyện để nhằm hổ trợ, giúp đở nhau về chuyên môn, về trang thiết bị.
- Mặt khác có cơ chế cho phép Trường Dạy nghề tuyển thêm ngoài biên chế được giao, từ 15-20 giáo viên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn chỉnh trình độ đạt chuẩn để dự nguồn . Từng bước nâng tỷ lệ giáo viên dạy nghề có trình độ thạc sĩ.
e- Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực dạy nghề :
- Thực tế hiện nay việc đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn rất nhỏ bé. Vì đầu tư vốn lớn cho mặt bằng và trang thiết bị, khả năng thu hồi vốn chậm. Nhằm khuyến khích người có tâm quyết, có trình độ mở ra cơ sở dạy nghề tư nhân, tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng một số chính sách sau đây :
+Trước mắt thực hiện theo chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định chung đối với lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Văn hoá và Thể dục thể thao (NĐ 73/1999/NĐ-CP) và các Nghị định 51/1999/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Nghị định 164/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp " Cơ sở dạy nghề ngoài công lập thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp qui định hiện hành "; Đối với các khoản thuế và phí, lệ phí khác được hưởng chính sách ưu đãi theo qui định hiện hành của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
+ Được vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc Nhà nước hỗ trợ lãi suất.
+ Nhà nước giao đất, tư nhân đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và quản lý điều hành;
+ Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị giao tư nhân quản lý điều hành, tự trang trải kinh phí thời gian lâu dài (chỉ trích khấu hao nộp ngân sách)
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh có thiết bị, có lực lượng lao động đông tổ chức mở lớp bồi dưỡng đào tạo, dạy nghề cho người lao động và gởi thi tại các cơ sở dạy nghề công lập (giống như các cơ sở sản xuất tư nhân có dạy nghề cho người lao động).
f- Về công tác quản lý :
- Kiện toàn hệ thống quản lý, nhất là ở tuyến huyện ; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý công tác dạy nghề ở cấp tỉnh và huyện; mỗi huyện, thị, thành thêm 01 cán bộ quản lý.
- Tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề, đồng thời đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo nghề ở các cấp.
III- CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN NHẰM THU HÚT LAO ĐỘNG VÀO LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP - DẠY NGHỀ:
1. Tạo quỹ đất quy hoạch các khu công nghiệp, nhất thiết phải có khu nhà ở tập thể cho người lao động (hỗ trợ ưu đãi đầu tư miễn, giảm thuế).
2. Có chính sách ưu đãi đầu tư đẩy mạnh cơ giới hóa khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong nông nghiệp, nhằm chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
3. Các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất kinh doanh có trách nhiệm đào tạo nghề, cấp chứng chỉ cho người lao động tại doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động để ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp và người lao động (người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi bỏ việc), hạn chế biến động về lao động, ổn định sản xuất cho các doanh nghiệp. Có biện pháp hỗ trợ các xí nghiệp mở các lớp đào tạo nghề tại các nhà máy xí nghiệp, bằng chính sách giảm, miễn thuế nhằm khuyến khích các xí nghiệp tổ chức dạy nghề gắn với việc làm.
4. Chính sách thu hút đầu vào học nghề:
+ Trước mắt áp dụng hình thức cử tuyển, xét tuyển (không phải thi đầu vào) do huyện, thị, thành phố giới thiệu hoặc đào tạo theo địa chỉ. Về sau, tuỳ tình hình cụ thể sẽ có hình thức thi tuyển cho phù hợp.
+ Đối với học sinh học nghề, khi tốt nghiệp có chứng chỉ nghề, bằng nghề các trường, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho người lao động.
5. Chính sách tín dụng :
Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay:
+ Đối với học sinh học nghề, có thời hạn 01 năm trở lên, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ hỗ trợ vốn để trang trãi các chi phí hợp lý trong quá trình học tập bằng nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thông báo và sau khi có việc làm ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ.
+ Sau khi học, nếu có nhu cầu, được vay tối đa không quá 20.000.000đ để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ hành nghề đã học từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm ( theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ Tướng về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm ).
IV/ Tài chính thực hiện Đề án:
1- Chi cho họat động của các ngành từ tỉnh đến cơ sở về tập huấn cho cán bộ, chi công tác phí, tham quan khảo sát tìm hiểu thị trường, điều kiện lao động, ăn, ở của công nhân...sử dụng kinh phí được giao hàng năm của đơn vị.
2-Chi hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định 81/2005/QĐ.TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ.
3-Các khoản hỗ trợ khác cho học viên thì áp dụng theo quyết định của UBND tỉnh đã ban hành về các chính sách hỗ trợ cho học viên học nghề.
1-Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án:
Giao cho Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và Việc làm cấp tỉnh và huyện thực hiện; chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ cho UBND cùng cấp.
2-Trách nhiệm cụ thể các ngành:
a- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Là cơ quan thường trực phân bổ giao chỉ tiêu về dạy nghề và giải quyết việc làm hàng năm cho các đơn vị, chỉ đạo chặt chẽ các Ban chỉ đạo huyện, thị, thành phố; các Trung tâm dịch vụ việc làm, các Trung tâm dạy nghề, các Trường dạy nghề và cơ sở dạy nghề trong việc đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm.
- Phối hợp với các ngành có liên quan, các huyện, thị, thành phố tìm hiểu và liên kết các thị trường để đưa lao động đi làm việc ngòai tỉnh.
- Lập dự trù kinh phí thực hiện đề án được duyệt hàng năm cùng với kinh phí của ngành, tổng hợp báo quyết tóan theo các qui định tài chính hiện hành.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án định kỳ cho UBND tỉnh.
b- Sở Tài chính:
- Cân đối ngân sách để chi cho hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm, theo dự trù kinh phí hàng năm của ngành để thực hiện Đề án được UBND tỉnh phê duyệt.
- Thẩm định và hướng dẫn sử dụng, thẩm tra quyết toán nguồn kinh phí nói trên theo qui định hiện hành.
3- Trách nhiệm của UBND huyện, thị, thành phố:
- Triển khai thực hiện Đề án, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền sâu rộng các tầng lớp nhân dân.
- Có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan. Chú trọng những địa phương có nhiều khó khăn về giải quyết việc làm cho người lao động.
- Chỉ đạo các ngành trong Ban chỉ đạo cấp huyện tham gia tìm hiểu thị trường lao động và liên kết đưa lao động đi làm việc.
4- Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn:
Phối hợp với Ban chỉ đạo huyện tuyển dụng lao động để đi học nghề, giới thiệu và thông tin các thị trường lao động đang cần việc làm cho nhân dân trong xã theo các thông báo của huyện, thị, thành phố.
5- Triển khai thực hiện và chế độ báo cáo:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh ( Thường trực Ban chỉ đạo chương trình) có trách nhiệm triển khai Đề án cho huyện, thị, thành phố.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có các văn bản hướng dẫn cụ thể các qui định đã ghi trong Đề án để triển khai đạt hiệu quả.
- Định kỳ hàng tháng, quý, các cấp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Biểu 1: Tình hình giải quyết việc làm 2001- 2004
ĐVT: người
Năm Chỉ tiêu |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
Giải quyết việc làm mới (Lao động) |
21.395 |
25.690 |
25.200 |
26.384 |
Trong đó: Xuất khẩu lao động |
14 |
17 |
30 |
808 |
- Đài loan |
14 |
17 |
13 |
40 |
- Malaysia |
0 |
0 |
17 |
768 |
Biểu 2: Kết quả cụ thể về đào tạo nghề ở tỉnh ta từ 2002- 2004
ĐVT:người
NămChỉ tiêu |
2002 |
2003 |
2004 |
1/ Dạy nghề |
15.588 |
16.011 |
16.997 |
- Dài hạn |
300 |
833 |
905 |
- Ngắn hạn (cấp chứng chỉ nghề) |
2.054 |
1.870 |
3.092 |
2/ Dạy nghề nông thôn |
|
|
|
(Nông dân, thợ thủ công) |
13.234 |
13.308 |
13.000 |
ĐVT: %
NămTỷ lệ lao động qua đào tạo |
2002 |
2003 |
2004 |
- An Giang |
13,41 |
14,53 |
16,65 |
- Đồng bằng sông cửu long |
12,84 |
13,43 |
14,63 |
- Cả nước |
19,70 |
21,22 |
24,00 |
Biểu 3: Giải quyết việc làm 2006 - 2010
ĐVT: người
Chỉ tiêu |
Tổng số |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
LĐ-KTQD |
5.625.000 |
1.115.000 |
1.120.000 |
1.125.000 |
1.130.000 |
1.135.000 |
LĐ-Cần GQVL |
197.500 |
36.500 |
38.000 |
40.000 |
41.000 |
42.000 |
CT-Phát triển KT-XH và GQVL |
150.000 |
28.000 |
29.000 |
30.000 |
31.000 |
32.000 |
-Trong đó: Ngoài tỉnh và XKLĐ |
50.000 |
8.000 |
9.000 |
10.000 |
11.000 |
12.000 |