Quyết định 1065/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 1065/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/06/2022
Ngày có hiệu lực 15/06/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1065/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 915/SNN-KH ngày 28/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển nông nghiệp hàng hóa có giá trị, sức cạnh tranh cao, từng bước mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Từng bước trở thành Trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng, dịch vụ xã hội phù hợp với quá trình đô thị hóa; đảm bảo hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp gắn với ổn định kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

a) Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy đạt bình quân 4-4,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản bình quân 5,5-6%/năm.

b) Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 8-10%; đến 2030 kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 700 triệu USD, tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chế biến, chế biến sâu đạt từ 35% trở lên.

c) Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 50%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 75%.

d) Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững, đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gấp 3 lần năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 1,5%.

đ) Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số, phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người bằng ít nhất 75% bình quân toàn tỉnh; hàng năm thu hút 3-5% lao động vùng dân tộc thiểu số chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp.

e) Đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đến năm 2030 có 60 xã nâng cao, 25 xã kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

g) Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sạch tại nông thôn; 100% công trình thủy lợi trọng điểm được khởi công; trên 90% đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được cứng hóa; 75% diện tích canh tác được tưới; 40% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn.

h) Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định trên 55%; khai thác bền vững các giá trị tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng rừng.

3. Tầm nhìn đến 2050: Phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại có giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh quốc tế; Đời sống văn hóa, xã hội và thu nhập của người dân nông thôn tiệm cận với đô thị; nông thôn thịnh vượng và có kết cấu hạ tầng phù hợp, cảnh quan môi trường sạch đẹp, xã hội văn minh.

II. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp: Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, bền vững, hiện đại có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế; có các điều kiện tiệm cận với các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao; hình thành hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, hiệu quả, linh hoạt đảm bảo an ninh lương thực.

1.1. Định hướng theo nhóm sản phẩm:

a) Nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu thị trường cao:

- Triển khai đồng bộ các giải pháp hình thành chuỗi ngành hàng quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả trên các sản phẩm có lợi thế, gồm: cà phê, rau, hoa, dược liệu, sầu riêng, mắc ca, tơ tằm, bò sữa, cá nước lạnh và giống cây trồng nuôi cấy mô.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện pháp lý và huy động vốn hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất hoàn thiện hệ thống sản xuất, cung ứng giống; tiếp tục đổi mới, ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ vào từng khâu của quá trình sản xuất; phát triển các vùng nguyên liệu quy mô lớn được số hóa, kiểm soát theo quy chuẩn, chất lượng gắn với phát triển công nghiệp chế biến; mục tiêu đến 2030 trên 40% sản phẩm được cung ứng cho thị trường đã chế biến với giá trị gấp 1,5 lần hiện nay.

- Hỗ trợ hình thành và phát triển các chuỗi liên kết khép kín, đồng bộ từ đầu vào đến thị trường bán lẻ; nâng cấp hệ thống logistics, kết nối bền vững với hệ thống phân phối nông sản trong nước, quốc tế. Ưu tiên quảng bá, phát triển nhận diện thương hiệu và thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường xuất khẩu. Nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi đạt trên 65%, giá trị xuất khẩu tăng 8-10%/năm.

b) Nhóm sản phẩm chủ lực địa phương:

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ