Quyết định 1033/QĐ-TTg năm 2011 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1033/QĐ-TTg
Ngày ban hành 30/06/2011
Ngày có hiệu lực 30/06/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Thiện Nhân
Lĩnh vực Giáo dục

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1033/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 135/TTr-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Quyết định về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của vùng và cả nước.

Điều 2. Các chỉ tiêu cụ thể:

1. Giáo dục mầm non: đến năm 2015, huy động từ 10 - 12% trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ; từ 70 - 75% số trẻ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo, trong đó trên 98% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1; 100% số tỉnh, thành phố trong vùng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

2. Giáo dục phổ thông: đến năm 2015, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tối thiểu 99% ở tiểu học, 85% ở trung học cơ sở và 60% ở trung học phổ thông.

3. Giáo dục dân tộc: đến năm 2015 đối với các huyện có từ 10.000 người dân tộc thiểu số trở lên phải thành lập được trường phổ thông dân tộc nội trú; thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú ở những nơi có điều kiện; phấn đấu có từ 10 - 12% số học sinh dân tộc thiểu số trong tổng số học sinh dân tộc đang học ở giáo dục trung học được học nội trú.

4. Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: tăng quy mô tuyển sinh hàng năm từ 10 đến 12%; huy động khoảng từ 10 đến 15% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.

5. Dạy nghề: đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm; toàn vùng có 22 trường cao đẳng nghề, 35 trường trung cấp nghề và mỗi quận/huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề.

6. Giáo dục đại học: đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đến năm 2015 bình quân đạt 190 sinh viên/1 vạn dân; đảm bảo cơ cấu hợp lý theo các ngành kinh tế, xã hội có thế mạnh của vùng.

7. Giáo dục thường xuyên: tất cả các huyện đều có Trung tâm giáo dục thường xuyên; mỗi tỉnh, thành phố có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 100% xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả.

Điều 3. Các giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Hoàn thiện mạng lưới trường học, thực hiện kiên cố hóa, chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học ở tất cả các cấp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

a) Giáo dục mầm non:

- Ưu tiên đầu tư xây dựng trường học mới cho các xã chưa có trường mầm non; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất các điểm trường lẻ để tăng quy mô huy động trẻ ra lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng đủ phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh, sân chơi, đồ chơi ngoài trời và các công trình phụ trợ thiết yếu khác, từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất nhà trường.

b) Giáo dục phổ thông:

- Tiếp tục thực hiện Chương trình kiến cố hóa trường, lớp học; từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn, thư viện, khu giáo dục thể chất, nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ thiết yếu khác, tiến đến chuẩn hóa trường học.

- Đầu tư phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020.

- Ưu tiên đầu tư cho trường học ở vùng biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, học tập của học sinh các dân tộc ở các tỉnh biên giới nước ta và Campuchia.

c) Giáo dục thường xuyên:

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh.

- Tăng cường trang thiết bị, phương tiện và kinh phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

d) Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp:

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ