CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
49/2010/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2010
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC
TẬP VÀ CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN TỪ NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2009/QH12 Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ V về chủ trương,
định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học
2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định về miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học
2014 - 2015 bao gồm:
1. Các cơ sở giáo dục ở các cấp học
và trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
2. Các cơ sở giáo dục khác được quy
định tại Điều 69 của Luật Giáo dục.
Điều 2. Học phí
Học phí là khoản tiền của gia đình
người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động
giáo dục.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ MIỄN GIẢM HỌC
PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
Điều 3. Đối tượng
không phải đóng học phí
Đối tượng không phải đóng học phí tại
các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư
phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp.
Điều 4. Đối tượng
được miễn học phí
1. Người có công
với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu
đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm
2005.
2. Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng
cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị
tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
4. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi
dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích
theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ
năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và
mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam,
không còn người nuôi dưỡng.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu
trên.
5. Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà
nước.
6. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh
phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn
trong lực lượng vũ trang nhân dân.
7. Học sinh,
sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian
đào tạo từ 3 tháng trở lên).
8. Học sinh trường phổ thông dân tộc
nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
9. Học sinh,
sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc
thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ
nghèo.
Điều 5. Đối tượng
được giảm học phí
1. Các đối tượng
được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung
đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc,
độc hại.
2. Các đối tượng được giảm 50% học
phí gồm:
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh,
sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động
hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b) Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150%
thu nhập của hộ nghèo;
c) Học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.
Điều 6. Đối tượng
được hỗ trợ chi phí học tập
1. Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao,
hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh
phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật
có khó khăn về kinh tế.
3. Trẻ em học mẫu
giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà
nước, không thuộc các xã quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Cơ chế
miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
1. Việc miễn, giảm học phí sẽ được
thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những
thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.
2. Nhà nước thực
hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập có đối
tượng được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học
phí. Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học
sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học mẫu giáo
và phổ thông ngoài công lập. Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho
các đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học công lập để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho nhà trường.
3. Nhà nước thực
hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị
định này với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng
khác… thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm
học.
Điều 8. Không
thu học phí có thời hạn
1. Khi xẩy ra thiên tai, tùy theo mức
độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu
học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ
thông thuộc vùng bị thiên tai.
2. Nhà nước thực hiện cấp bù học
phí cho các cơ sở giáo dục trong các trường hợp đột xuất quy định tại khoản 1
Điều này.
Điều 9. Kinh
phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện tại Điều
7, Điều 8 Nghị định này được cân đối trong ngân sách theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước.
Chương 3.
QUY ĐỊNH HỌC PHÍ
Điều 10. Nguyên
tắc xác định học phí
1. Đối với giáo
dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập: mức thu học phí phải phù hợp với điều
kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân.
Từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, mức học phí và chi phí học tập
khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.
2. Đối với giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học công lập: mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ
chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.
3. Cơ sở giáo dục công lập thực hiện
chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí
đào tạo.
4. Cơ sở giáo
dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí. Các cơ sở giáo dục phải
thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với giáo dục mầm non và
phổ thông) và công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học (đối với giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học) đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Điều 11. Khung
học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông
1. Căn cứ vào nguyên tắc xác định mức
học phí tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này và thu nhập bình quân hộ gia đình của
các vùng trong cả nước, quy định khung học phí của giáo dục mầm non và phổ
thông công lập đối với chương trình đại trà năm học 2010 - 2011 như sau:
Vùng
|
Năm
học 2010 - 2011
|
1. Thành thị
|
Từ 40.000 đến 200.000 đồng/tháng/học
sinh
|
2. Nông thôn
|
Từ 20.000 đến 80.000 đồng/tháng/học
sinh
|
3. Miền núi
|
Từ 5.000 đến 40.000 đồng/tháng/học
sinh
|
2. Từ năm học 2011 - 2012 trở đi, học
phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư thông báo.
3. Căn cứ vào
khung học phí của Chính phủ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của
các vùng ở địa phương mình.
4. Xác định học
phí đối với chương trình chất lượng cao.
Các trường mầm non, phổ thông công
lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí
tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho
phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều 12. Học
phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
1. Mức trần học
phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành
đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như
sau:
Đơn
vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên
Nhóm
ngành
|
Năm
học 2010 - 2011
|
Năm
học 2011 - 2012
|
Năm
học 2012 - 2013
|
Năm
học 2013 - 2014
|
Năm
học 2014 - 2015
|
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;
nông, lâm, thủy sản
|
290
|
355
|
420
|
485
|
550
|
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,
công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
|
310
|
395
|
480
|
565
|
650
|
3. Y dược
|
340
|
455
|
570
|
685
|
800
|
2. Mức trần học
phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm
học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như
sau:
Trình
độ đào tạo
|
Hệ
số so với đại học
|
1. Trung cấp chuyên nghiệp
|
0,7
|
2. Cao đẳng
|
0,8
|
3. Đại học
|
1
|
4. Đào tạo thạc sĩ
|
1,5
|
5. Đào tạo tiến sĩ
|
2,5
|
3. Mức trần học
phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập quy định như sau:
Đơn
vị tính: nghìn đồng/tháng/học sinh, sinh viên
TÊN
MÃ NGHỀ
|
Năm
2010
|
Năm
2011
|
Năm
2012
|
Năm
2013
|
Năm
2014
|
TCN
|
CĐN
|
TCN
|
CĐN
|
TCN
|
CĐN
|
TCN
|
CĐN
|
TCN
|
CĐN
|
1. Báo chí và thông tin; pháp luật
|
200
|
220
|
210
|
230
|
230
|
250
|
240
|
260
|
250
|
280
|
2. Toán và thống kê
|
210
|
230
|
220
|
240
|
240
|
260
|
250
|
270
|
270
|
290
|
3. Nhân văn: khoa học xã hội và
hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội
|
220
|
240
|
230
|
250
|
250
|
270
|
260
|
290
|
280
|
300
|
4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
250
|
290
|
270
|
310
|
280
|
330
|
300
|
350
|
310
|
360
|
5. Khách sạn, du lịch, thể thao
và dịch vụ cá nhân
|
280
|
300
|
300
|
320
|
310
|
340
|
330
|
360
|
350
|
380
|
6. Nghệ thuật
|
310
|
340
|
330
|
360
|
350
|
390
|
370
|
410
|
400
|
430
|
7. Sức khỏe
|
320
|
350
|
340
|
370
|
360
|
390
|
380
|
420
|
400
|
440
|
8. Thú y
|
340
|
370
|
360
|
400
|
390
|
420
|
410
|
440
|
430
|
470
|
9. Khoa học sự sống; sản xuất và
chế biến
|
350
|
380
|
370
|
410
|
390
|
430
|
420
|
460
|
440
|
480
|
10. An ninh, quốc phòng
|
380
|
410
|
400
|
440
|
430
|
460
|
450
|
490
|
480
|
520
|
11. Máy tính và công nghệ thông
tin; công nghệ kỹ thuật
|
400
|
440
|
430
|
470
|
450
|
500
|
480
|
530
|
510
|
560
|
12. Khoa học giáo dục và đào tạo
giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường
|
410
|
450
|
440
|
480
|
460
|
510
|
490
|
540
|
520
|
570
|
13. Khoa học tự nhiên
|
420
|
460
|
450
|
490
|
480
|
520
|
500
|
550
|
530
|
580
|
14. Khác
|
430
|
470
|
460
|
500
|
490
|
540
|
520
|
570
|
550
|
600
|
15. Dịch vụ vận tải
|
480
|
530
|
510
|
560
|
540
|
600
|
570
|
630
|
600
|
670
|
4. Học phí học đối với sơ cấp nghề
và dạy nghề thường xuyên: được thu theo thỏa thuận với người học nghề.
5. Học phí đối với cơ sở giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập chương trình đại trà: căn cứ vào trần
học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức
đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng
và Thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc Trung ương quản lý, quy định
học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo.
6. Học phí đối
với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp nhà
nước: căn cứ vào chi phí đào tạo, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức học
phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo trình Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép. Mức học phí
phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để người học biết trước
khi tuyển sinh.
7. Học phí đào
tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí
chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
8. Học phí đào tạo theo tín chỉ: mức
thu học phí của một tín chỉ được xác nhận căn cứ vào tổng thu học phí của toàn
khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:
Học
phí tín chỉ
|
=
|
Tổng
học phí toàn khóa
|
Tổng
số tín chỉ toàn khóa
|
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học
phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học.
9. Xác định học phí của chương
trình đào tạo chất lượng cao và đào tạo cho người nước ngoài
a) Học phí của chương trình đào tạo
chất lượng cao
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động
xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép và phải công khai mức
học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh.
b) Học phí đối với người nước ngoài
học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục quyết định.
Chương 4.
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THU
VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ
Điều 13. Thu học
phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng;
nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ
hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề
thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực
học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong
trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có
thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ song tổng số học phí thu theo tín chỉ của
cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo
năm học.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ
chức thu học phí và nộp Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu học phí theo quy định của
Bộ Tài chính.
Điều 14. Sử dụng
học phí
1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng
học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập.
2. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử
dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa
đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường.
Điều 15. Quản
lý tiền học phí và chế độ báo cáo
1. Cơ sở giáo dục công lập gửi toàn
bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi
toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản
để đăng ký hoạt động.
2. Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại
hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê học phí
theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của
cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền; và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung
cấp.
3. Thu, chi học phí của cơ sở giáo
dục công lập phải tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà
nước hàng năm.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu
lực thi hành Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010. Các quy định trước đây về miễn, giảm học phí và
cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ. Khoản 3 Điều 7 Nghị định
này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011; đối với học sinh mẫu giáo, học
sinh phổ thông thuộc các đối tượng được hưởng hỗ trợ của ngân sách nhà nước tại
Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ
giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn
II và Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình
135 giai đoạn II thì vẫn tiếp tục thực hiện đến hết tháng 5 năm 2011 từ
tháng 6 năm 2011 được thực hiện mức hỗ trợ theo Nghị định này.
Điều 17. Trách
nhiệm thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của mình phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị
định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|