Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1024/QĐHC-CTUBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1024/QĐHC-CTUBND
Ngày ban hành 09/10/2012
Ngày có hiệu lực 09/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Nguyễn Trung Hiếu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH S
Ó
C TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1024/QĐHC-CTUBND

Sóc Trăng, ngày 09 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 423/QĐ-TTg ngàỵ 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 31/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy định, nội dung, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Trên cơ sở ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương (Công văn số 7106/BCT- KH ngày 07/8/2012) đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát trin công nghiệp toàn diện; phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, góp phần xây dựng tỉnh Sóc Trăng có nền công nghiệp phát triển cao vào năm 2020.

b) Phát triển công nghiệp phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đồng bng sông Cửu Long và các quy hoạch sản phẩm công nghiệp khác trên phạm vi cả nước.

c) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, giải quyết nhiều việc làm; từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, chất xám cao.

d) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn liền với phát triển nguồn nhân lực cht lượng cao; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh (từ 14,62% năm 2010 tăng lên 25,1% năm 2015, 39,5% năm 2020 và 42,7% năm 2030), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ và chất lượng phát triển cao.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 16-17%; giai đoạn 2016-2020 đạt 29-30%; giai đoạn 2021-2030 đạt 25-26%;

- Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng trong các ngành kinh tế chiếm ttrọng 14,94% vào năm 2010; tăng lên là 25,1% vào năm 2015; 39,5% vào năm 2020 và 42,7% vào năm 2030;

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 14-15%; giai đoạn 2016-2020 đạt 18-19%; giai đoạn 2021-2030 đạt 16-17%.

3. Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp - tiu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a) Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản thực phẩm

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các nhà máy chế biến hiện có với các trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ, sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng để nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến thịt, sữa, rau quả, chế biến thủy sản, rượu, bia, nước giải khát, thức ăn gia súc, thức ăn nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển chế biến dừa, đường và các sản phẩm sau đường, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm đồ gỗ - giấy và hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

[...]