UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1585/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 27 tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ
TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH
VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT, ngày 09
tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn mức chi phí cho
lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 55/QĐ-BCT, ngày 30 tháng
12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành nội dung, trình tự,
thủ tục phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ
trình số 1495/TTr-SCT, ngày 20/10/2014 về việc phê duyệt đề cương, kinh phí quy
hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự
án Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
A. NỘI
DUNG ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH:
1. Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch:
Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long.
3. Phạm vi, thời kỳ lập
quy hoạch: Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Thời gian thực hiện:
Năm 2015.
5. Nội dung, yêu cầu chủ yếu của quy hoạch phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 (kèm theo phụ lục).
B. SẢN PHẨM
QUY HOẠCH:
Sản phẩm quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm:
1. Báo cáo tổng hợp và hệ thống bảng, biểu liên
quan. Gồm báo cáo chính kèm theo các bản vẽ, bản đồ mô tả vị trí, hiện trạng,
phương án quy hoạch theo từng thời kỳ. Số lượng: 50 bộ.
2. Báo cáo tóm tắt quy hoạch, kèm bản đồ thu nhỏ.
Số lượng: 40 bộ.
3. Các đĩa CD ROM, USB dữ liệu (02 bản).
C. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY
HOẠCH:
1. Định mức chi phí cho dự
án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng, tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương:
Giá GQHKT-XH = G chuẩn
x H1 x H2 x H3 x K
Gchuẩn = 850.000.000
đồng.
H1 hệ số cấp độ địa
bàn: Của tỉnh Vĩnh Long H1 = 1
H2 hệ số điều kiện làm
việc và trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn quy hoạch: Của tỉnh Vĩnh
Long H2 = 1,65
H3 hệ số quy mô diện
tích tự nhiên: Của tỉnh Vĩnh Long H3 = 1,02
K hệ số điều chỉnh lương tối
thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng =1,32
(K=(0,5 x CPI) + [0,7 x (1.150.000/830.000].
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2014 so với tháng 02/2012 của tỉnh Vĩnh Long
là 1,16289; K=1.3187; lấy tròn = 1,32).
Định mức chi phí quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long:
Giá GQHKT-XH Vĩnh
Long = 850.000.000 x 1 x 1,65 x 1,02 x 1,32 = 1.888.326.000 đồng.
2. Định mức
quy hoạch tổng thể phát triển ngành của tỉnh: (Được chiếu theo tỷ lệ quy hoạch ngành
công nghiệp của tỉnh, không quá 31% mức vốn tối đa quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh).
Giá QH ngành công nghiệp: GQHCN=
GQHKT-XH x Q
- Q – Hệ số khác biệt giữa các
quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu , Q = 0,31 (31%)
cho quy hoạch công nghiệp.
- Định mức chi phí quy hoạch
ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Long (trước thuế):
GQHCN = 1.888.326.000
x 31% = 585.381.060 đồng (1)
3. Chi phí
ngoài định mức: Mua
bản đồ nền, bản đồ cơ sở
2.000.000 đồng/bản x 25 bản =
50.000.000 đồng (2)
4. Thuế
VAT:
10% x 585.381.060 đồng
= 58.538.106 đồng (3)
5. Tổng chi phí quy hoạch:
(1) +(2) + (3) = 693.919.166 đồng.
(Bằng chữ: Sáu trăm chín mươi ba triệu, chín
trăm mười chín ngàn, một trăm sáu mươi sáu đồng).
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn:
1. Giám đốc Sở Công thương (chủ đầu tư) chủ trì,
phối hợp với thủ trưởng các các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện đề cương,
nhiệm vụ quy hoạch được duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
2. Giám đốc các Sở: Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí nguồn kinh phí đảm bảo công tác lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
theo đúng tiến độ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở:
Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký ban hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Anh Vũ
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG, YÊU CẦU
CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH
LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1585/QĐ-UBND, ngày
27/10/2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Phần mở đầu
I. SỰ CẦN THIẾT CẦN PHẢI XÂY DỰNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030
II. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
ĐỂ LẬP QUY HOẠCH.
III. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Phần I
TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên
2. Dân số và lao động
3. Tiềm năng đất, rừng
4. Tiềm năng khoáng sản
5. Tài nguyên nước
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN 2015
1. Tổng VA (GDP) và diễn biến tăng
trưởng kinh tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3. Tình hình thu chi ngân sách, đầu
tư trên địa bàn.
4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng.
5. Vị trí kinh tế của tỉnh Vĩnh
Long trong vùng kinh tế
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Các thành tựu kinh tế.
2. Thuận lợi
3. Một số khó khăn, thách thức.
Phần II
HIỆN TRẠNG PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG VÀ RÀ SOÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH CÔNG
NGHIỆP
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Tình hình hoạt động, phát triển
các cơ sở công nghiệp - TTCN và lao động công nghiệp trên địa bàn
2. Giá trị sản xuất công nghiệp và
cơ cấu ngành công nghiệp
3. Giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp (VA công nghiệp).
4. Tổng vốn đầu tư và giá trị TSCĐ
ngành công nghiệp
5. Đánh giá chung về trình độ công
nghệ và môi trường ngành công nghiệp
6. Sản phẩm chủ yếu, chất lượng và
thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
7. Công nghiệp phụ trợ
8. Nhận xét, đánh giá chung
II. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHỦ YẾU
1. Ngành công nghiệp chế biến
nông sản thực phẩm và đồ uống
2. Ngành sản xuất sản phẩm
khoáng phi kim loại
3. Ngành công nghiệp giày da
4. Ngành công nghiệp hoá dầu, hoá chất
và dược phẩm
5. Công nghiệp dệt may
6. Ngành công nghiệp cơ khí chế
tạo
7. Ngành công nghiệp sản xuất các sản
phẩm từ cao su, plastic và in ấn
8. Ngành công nghiệp điện tử và viễn
thông
9. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm
từ công nghệ mới
10. Ngành công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước sạch
11. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản
12. Ngành công nghiệp phụ trợ
13. Các ngành công nghiệp khác
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
IV. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
V. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ LÀNG NGHỀ
VI. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực
tế.
2. Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh
hưởng đến quy hoạch của địa phương.
3. Bài học và kinh nghiệm.
Phần III
DỰ BÁO
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và
công nghiệp cả nước đến năm 2020
2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Vĩnh Long
3. Tác động của vùng kinh tế
4. Các điều kiện hạ tầng kỹ thuật
5. Xu hướng hội nhập
II. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
1. Các phương pháp dự báo.
2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu.
3. Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Phần IV
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp
2. Định hướng phát triển
II. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1. Các phương án phát triển
2. Luận chứng lựa chọn phương án (đánh giá tính
khả thi, bền vững của phương án chọn)
3. Các nguồn lực để thực hiện phương án
4. Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành
công nghiệp
5. Nhu cầu lao động công nghiệp
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHỦ YẾU
1. Ngành công nghiệp chế biến nông sản
thực phẩm và đồ uống
2. Ngành sản xuất sản phẩm khoáng
phi kim loại
3. Ngành công nghiệp giày da
4. Ngành công nghiệp hoá dầu, hoá chất
và dược phẩm
5. Công nghiệp dệt may
6. Ngành công nghiệp cơ khí chế
tạo
7. Ngành công nghiệp sản xuất các sản
phẩm từ cao su, plastic và in ấn
8. Ngành công nghiệp điện tử và viễn
thông
9. Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm
từ công nghệ mới
10. Ngành công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước sạch
11. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản
12. Ngành công nghiệp phụ trợ
13. Các ngành công nghiệp khác
V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG
THÔN
VII. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
- TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1. Danh mục các dự án trọng điểm trong thời kỳ
quy hoạch đến năm 2020
2. Nhu cầu vốn đầu tư cho các chuyên ngành công
nghiệp.
3. Tổng hợp vốn đầu tư theo các thời kỳ quy hoạch
đến năm 2020
VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
1. Hiệu quả kinh tế:
- Đóng góp vào phát triển kinh tế chung (giá trị,
NSLĐ, trình độ công nghệ…).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác
2. Hiệu quả xã hội
Phần V
CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH
SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về thu hút đầu tư
2. Giải pháp về nguồn nhân lực
3. Giải pháp về phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
5. Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu
6. Giải pháp bảo vệ môi trường
7. Giải pháp về tổ chức quản lý
II. CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
1. Chính sách huy động vốn
2. Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
3. Chính sách thị trường
4. Chính sách khoa học công nghệ
5. Chính sách đầu tư
6. Chính sách bảo vệ môi trường
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị