Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 04/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/01/2009
Ngày có hiệu lực 14/01/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Đinh Văn Khiết
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮKLẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 04/2009/QĐ-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 14 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chương trình số 05 - CTr/TU ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Tỉnh ủy, về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 35/TTr-SCT ngày 14 tháng 10 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2006 - 2010".

Điều 2. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm căn cứ Kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định này để tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, để báo cáo;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Phòng: TH, NC, NN-MT, TC-TM;
- Lưu VT- CN (T. )
(QD-KHptrienCN-CT05)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Khiết

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04 /2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần Thứ Nhất

QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I/ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:

1) Thuận lợi:

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, ngành công nghiệp có nhiều thuận lợi cơ bản, đó là:

- Đại hội tỉnh Đảng bộ Đắk Lắk lần thứ XIV đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên và tiếp tục phát huy nội lực, tiềm năng lợi thế, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để phát triển công nghiệp, tạo bước đột phá để nâng dần tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

- Hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế mới tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.

- Nhiều dự án công nghiệp đã và đang được đầu tư khi hoàn thành sẽ phát huy năng lực sản xuất trong giai đoạn tới.

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh đang được lập và triển khai thực hiện, là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành nhằm khai thác tiềm năng lợi thế, thu hút các nguồn lực để phát triển công nghịêp.

2) Khó khăn thách thức:

Ngành công nghiệp tỉnh ta phát triển hiệu quả chưa cao, qui mô doanh nghiệp còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, sản phẩm chưa phong phú, sức cạnh tranh của hàng hóa còn yếu. Việc đáp ứng các yêu cầu hội nhập đầy đủ với khu vực AFTA và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp, nhưng trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn khá lạc hậu và yếu, các nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh ta còn rất hạn chế. Năng suất lao động thấp, chi phí trong sản xuất cao, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cải cách hành chính tuy đã được tiến hành nhưng chuyển biến chậm.

II/ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TTCN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:

- Chuyển dịch cơ cấu các phân ngành công nghiệp và cấu trúc lại theo hướng các nhóm ngành chủ đạo có lợi thế về nguồn nguyên liệu, khả năng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường.

[...]