Nghị quyết 56/NQ-CP về phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2015
Số hiệu | 56/NQ-CP |
Ngày ban hành | 05/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 05/08/2015 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2015 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 7 NĂM 2015
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tổ chức vào ngày 27 và 28 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình xây dựng luật, pháp lệnh có chuyển biến tích cực. Phần lớn các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 đã được soạn thảo, trình Chính phủ trong 6 tháng đầu năm; một số dự án luật quan trọng, phức tạp đã được cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản để xử lý kịp thời những vướng mắc, định hướng cho việc nghiên cứu, soạn thảo, về cơ bản, các dự án luật, pháp lệnh đã được trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bảo đảm chất lượng, thời hạn trình có tiến bộ. Các cơ quan chủ trì soạn thảo cùng với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh, trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua, trong đó có nhiều dự án luật quan trọng nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Tuy nhiên, số lượng dự án luật, pháp lệnh xin lùi tiến độ trình Chính phủ còn nhiều. Một số dự án luật chuẩn bị chưa tốt, phải xin rút ra khỏi Chương trình hoặc xin lùi thời hạn trình Quốc hội. Chất lượng chuẩn bị một số dự án luật quan trọng nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 còn hạn chế. Vẫn chưa khắc phục được tình trạng chung là các dự án luật, pháp lệnh không được trình Chính phủ đúng thời hạn theo Quy chế làm việc của Chính phủ, gây nhiều khó khăn cho việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ.
Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết chưa được giải quyết vững chắc, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội. Đến nay vẫn còn số lượng rất lớn văn bản quy định chi tiết, nhất là thông tư và thông tư liên tịch, chưa được ban hành đúng tiến độ để có hiệu lực thi hành cùng với luật, pháp lệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc triển khai thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, trong một số trường hợp tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quan tâm, tập trung chỉ đạo sâu sát việc nghiên cứu, soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh được phân công thuộc Chương trình 6 tháng cuối năm 2015, đặc biệt là chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh được phân công, trước mắt tập trung xử lý dứt điểm số văn bản nợ đọng thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành mình trước ngày 15 tháng 9 năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; chủ động phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
2. Về những định hướng lớn xây dựng Luật về hội:
Chính phủ thảo luận và cơ bản thống nhất về mục đích, quan điểm và những định hướng lớn xây dựng Luật về hội do Bộ Nội vụ đề xuất và nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, việc nghiên cứu, soạn thảo dự án Luật phải quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng; bám sát và cụ thể hóa tinh thần và nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền lập hội của công dân; đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự quản lý có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của hội là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và Điều lệ hội; dân chủ, bình đẳng, minh bạch; đề cao tính tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí;
Thứ ba, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong nội dung của Luật về hội, trong đó có các quy định có hiệu lực chung đối với tất cả các hội được thành lập trên cơ sở quyền lập hội của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đồng thời có các quy định riêng phù hợp với loại hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện và loại hội được thành lập theo các luật chuyên ngành (tổ chức xã hội - nghề nghiệp); không điều chỉnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013;
Thứ tư, Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí hoạt động đối với 9 hội có đảng đoàn; các hội đặc thù thực hiện khoán kinh phí theo lộ trình. Các hội còn lại, Nhà nước hỗ trợ kinh phí gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có).
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, trình Chính phủ xem xét, quyết định tại Phiên họp tháng 8 năm 2015.
3. Về dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo:
Chính phủ thảo luận và thống nhất với nội dung của dự án Luật do Bộ Nội vụ trình.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật. Giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, trình Quốc hội về dự án Luật.
4. Về dự án Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung của dự án Luật do Bộ Tài chính trình.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
5. Về dự án Luật tiếp cận thông tin:
Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung của dự án Luật do Bộ Tư pháp trình.