Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 30/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/12/2022
Ngày có hiệu lực 01/01/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Hoàng Thị Thúy Lan
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XVII KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Căn cứ Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;   

Xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung cao độ, quyết liệt, bài bản thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá tại Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn, tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế-xã hội. Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, các bệnh dịch mới phát sinh. Thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh quản lý chặt chẽ tài nguyên, sử dụng hiệu quả đất đai, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Điều 2. Các chỉ tiêu chủ yếu

1. Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP-giá so sánh 2010 tăng 8,0-9,5%.

- Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành.

- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 32.398 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27.398 tỷ đồng.

- Thu hút 400 triệu USD vốn FDI và 5.000 tỷ đồng vốn DDI.

- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 48%.

2. Các chỉ tiêu về xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,04%; Tỷ lệ hộ cận nghèo còn 1,75% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 16-17 nghìn lao động, trong đó: đưa 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 37%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Cân nặng theo tuổi còn dưới 7,6%, chiều cao theo tuổi còn dưới 14,5%.

- Số bác sỹ/vạn dân: 14,4 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 40,3 giường/vạn dân.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,7% dân số. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 41,2%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 36,6%.

3. Các chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định 25%.

- Tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn 02/BYT đạt 71,5%.

[...]