Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 17/NQ-HĐND
Ngày ban hành 17/07/2021
Ngày có hiệu lực 17/07/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đỗ Trọng Hưng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 7 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025 TỈNH THANH HÓA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Xét Tờ trình số 174/TTr-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo s841/BC-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa với nội dung như sau:

1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

1.1. Kết quả đạt được

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 được thực hiện trong bối cảnh tỉnh ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, sự ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt bước đầu đã thực hiện tốt mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Kết quả ni bật là:

(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,2%/năm, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tc độ tăng trưởng cao nhất cả nước; quy mô kinh tế của tỉnh năm 2020 đứng thứ 8 cả nước và cao nht trong các tnh Bắc Trung bộ. Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm tăng 19%, trong nhóm các tỉnh có tc độ tăng cao nht cả nước; năm 2020 đạt 31.418 tỷ đng, gp 2,49 lần năm 2015.

(2) Hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh; tổng huy động vn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 581 nghìn tỷ đng, gp 1,7 lần giai đoạn trước. Đã khởi công xây dựng và hoàn thành nhiu dự án lớn; nhất là đã đưa vào hoạt động Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Kết cấu hạ tng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, tạo diện mạo mới cho phát triển của tỉnh.

(3) Đã tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh có diện tích lớn, số người dân làm nông nghiệp và sống ở khu vực nông thôn cao; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,97%, thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.

(4) Văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, đã ứng dụng, chuyển giao thành công nhiều kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, các chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thn của Nhân dân được nâng lên rõ rệt; đã xác định được năm 1029 là năm xuất hiện Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

(5) Cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt, tỷ lệ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trước và đúng hạn đạt trên 98%; quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính được chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế được triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, sáng tạo và đạt kết quả quan trọng.

(6) Tình hình an ninh chính tr, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

(7) Đặc biệt, ngày 05 tháng 8 năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045, là dấu mốc lịch sử, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Thanh Hóa trong vùng và cả nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

1.2. Hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố tăng quy mô, vốn đầu tư, khai thác tài nguyên; cơ cấu lại nn kinh tế gn với đi mới mô hình tăng trưởng chưa có bứt phá. Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có một số mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm; đời sống của một bộ phận Nhân dân còn khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; khoảng cách phát triển giữa các vùng miền còn lớn. Hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành trong phát triển kinh tế, xã hội một số mặt còn bất cập; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.

2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch 5 năm 2021 - 2025

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là mũi nhọn; tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 6 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Về kinh tế

[...]