Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2021 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 5 năm 2021-2025

Số hiệu 11/NQ-HĐND
Ngày ban hành 17/07/2021
Ngày có hiệu lực 17/07/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Lê Quốc Chỉnh
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/NQ-ND

Nam Định, ngày 17 tháng 7 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH 5 NĂM 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHOÁ XIX, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét nội dung Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình tại kỳ họp;

Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ bản, cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cả hệ thống chính trị, cùng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu nên đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: Tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; Chương trình xây dựng nông thôn mới hoàn thành trước 1,5 năm, Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư và tập trung chỉ đạo, nhiều công trình, dự án quan trọng đã hoàn thành cùng với một số dự án đang triển khai khi hoàn thành sẽ tạo diện mạo mới, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới; Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử đạt được kết quả tích cực; Tổ chức bộ máy được sắp xếp từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều thành tích mới, ngành giáo dục và đào tạo luôn duy trì thành tích trong tốp dẫn đầu cả nước, đặc biệt năm 2016 Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tập trung thực hiện quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội được bảo đảm; công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường được đảm bảo; Quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Một số khó khăn và tồn tại, hạn chế:

Phát triển kinh tế chưa tạo được đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, có mặt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút được các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn, công nghệ cao. Vi phạm đất đai tại một số nơi vẫn còn xảy ra. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm còn chậm so với kế hoạch. Công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, đê điều... ở một số cấp địa phương chưa chặt chẽ, còn để xảy ra vi phạm. Đổi mới lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong một số cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện nghiêm. Tình hình khiếu nại, tố cáo trên một số địa bàn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Nguyên nhân chủ quan: Tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa tốt, chưa chủ động, còn trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên. Một bộ phận cán bộ, công chức tại một số Sở, ngành và địa phương còn thiếu trách nhiệm; đạo đức nghề nghiệp, năng lực công tác trong thực thi nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu; tác phong làm việc, thái độ phục vụ chưa làm hài lòng người dân và doanh nghiệp. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư tuy đã được quan tâm chỉ đạo quyết liệt nhưng việc tổ chức thực hiện ở một số ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. Việc giải quyết vi phạm về đất đai, đê điều, môi trường có nơi chưa kịp thời và triệt để. Một số ngành, huyện, xã chưa tập trung cao; còn né tránh, lúng túng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Nguyên nhân khách quan: Các làn sóng của đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; thời gian thực hiện giãn cách xã hội đã làm ngưng trệ, đứt gãy các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân... gây ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế cả nước cũng như kinh tế của tỉnh. Một số quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, chưa ổn định, như: Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư... gây khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm và thu hút đầu tư. Quy mô nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế. Tình hình thiên tai, thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp như: Đại dịch Covid-19, Bão số 1 năm 2016, Tổ hợp thiên tai mưa - lũ - triều dâng năm 2017, Bệnh lùn sọc đen hại lúa, dịch tả lợn Châu phi... đã gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2021-2025

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; phát triển vùng kinh tế biến trở thành vùng kinh tế động lực, thành phố Nam Định là trung tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và thể thao, giáo dục và đào tạo, y tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.

2. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu

(1) Tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh 2020) tăng bình quân 8,5- 9,5%/năm. Thu nhập thực tế bình quân đầu người đến năm 2025: trên 100 triệu đồng/người/năm.

(2) Cơ cấu kinh tế đến năm 2025:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 11%.

- Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ: 89%.

(3) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) hàng năm tăng từ 14-14,5%/năm.

(4) Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn năm 2025 đạt trên 4,0 tỷ USD.

(5) Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng 16,5-17,5%/năm.

(6) Thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn năm 2025 đạt trên 10.000 tỷ đồng.

(7) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt 80%.

(8) Tỷ lệ hộ nghèo không thuộc chính sách bảo trợ xã hội đến năm 2025 giảm xuống còn dưới 0,15% (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025).

[...]