HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 106/NQ-HĐND
|
Sơn La, ngày 04 tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH, BỔ
SUNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày
09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng
sản;
Căn cứ Quyết
định 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Căn cứ Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/1/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Quyết
định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 25/07/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
phê duyệt kết quả khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đợt 1
năm 2013;
Căn cứ Công
văn số 5147/VPCP-KTN ngày 28/7/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc cấp phép hoạt
động 05 điểm quặng sắt tại tỉnh Sơn La;
Xét Tờ
trình số 255/TTr-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh về việc thông qua điều chỉnh,
bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La; Báo cáo thẩm tra số 463/BC-HĐND
ngày 30/11/2014 của Ban Kinh tế-Ngân sách của HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo
luận tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua điều
chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La với những nội dung chính sau:
1. Đối tượng của
quy hoạch
- Khoáng sản ở khu vực
có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định
và công bố.
- Khoáng sản tại các
điểm mỏ đã được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu
xây dựng) trước ngày Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 có hiệu lực được tiếp tục
thực hiện đến hết thời hạn quy định trong giấy phép.
2. Phương
hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng
- Ưu tiên, khuyến
khích và đẩy mạnh khai thác theo hướng bền vững, tiết kiệm tài nguyên các loại
khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh - trực tiếp là
nhu cầu về chất đốt và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Nâng cao tính tập
trung công nghiệp, đặc biệt là hạn chế số lượng cơ sở chế biến, hạn chế số lượng
chủ đầu tư khai thác mỏ nhằm khắc phục những bất lợi do quy mô nhỏ, lẻ của hầu
hết các điểm khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Kết hợp quy mô vừa
với quy mô nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới, chế biến thô (tuyển) với tinh chế
biến (sau tuyển) phù hợp với từng loại khoáng sản và mỗi giai đoạn phát triển cụ
thể.
- Tăng cường quản lý
Nhà nước và kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động khoáng sản trên toàn tỉnh, đảm
bảo cho việc quản lý hoạt động khoáng sản theo đúng Luật Khoáng sản.
3. Mục tiêu
phát triển ngành công nghiệp khai khoáng
3.1. Mục tiêu
chung
- Góp phần đưa
giá trị sản xuất công nghiệp Tỉnh Sơn La đến năm 2020 (không tính thủy điện Sơn
La, Huổi Quảng) trên 9.500 tỷ đồng theo giá so sánh 2010. Tạo công ăn việc làm
cho người lao động; tạo cơ sở phát triển hạ tầng, công nghiệp hoá - hiện đại
hoá nông thôn; tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Quản lý chặt
chẽ, tiết kiệm tài nguyên, phục vụ chủ yếu cho các ngành công nghiệp của tỉnh
(than cho nhu cầu chất đốt, quặng đồng cho các cơ sở luyện đồng, đánh giá được tiềm
năng khoáng sản quặng sắt làm cơ sở cho việc xây dựng nhà máy gang thép Sơn
La).
- Đảm bảo thực
hiện theo đúng Luật Khoáng sản, lựa chọn các chủ đầu tư đủ năng lực, không cấp
phép ồ ạt.
- Giảm thiểu
tác động xấu của hoạt động khoáng sản đến môi trường.
3.2. Mục tiêu
cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Củng cố,
nâng cao sản lượng đáp ứng công suất Nhà máy chế biến kim loại mầu Sao Tua - Mộc
Châu quy mô 1 ngàn tấn đồng kim loại/năm; Hoàn thành đầu tư và đi vào hoạt động
ổn định Nhà máy luyện đồng Phù Yên quy mô 5 ngàn tấn đồng kim loại/năm.
- Tập trung
thăm dò các điểm quặng đồng phục vụ cho nhà máy luyện đồng trên địa bàn tỉnh.
Khai thác sản lượng quặng đồng nguyên khai đạt 500 -700 ngàn tấn/năm.
- Tổ chức thăm
dò, khai thác các điểm than đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định cho
UBND tỉnh quản lý đảm bảo ở mức hợp lý nhu cầu nhiên liệu cho các nhà máy trên
địa bàn tỉnh (xi măng, gạch tuynel).
- Đánh giá tiềm
năng quặng sắt để đề xuất phương án thăm dò, khai thác và xây dựng nhà máy gang
thép Sơn La.
- Tăng cường
công tác quản lý Nhà nước đi đôi với việc tuyên truyền, phổ biến Luật khoáng sản,
các quy định về hoạt động khoáng sản của Nhà nước và của Tỉnh để khắc phục các
tồn tại trong hoạt động khoáng sản.
4. Quy hoạch
thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản
4.1. Quy hoạch thăm
dò và cấp phép khai thác (theo kết quả thăm dò) đối với 10 điểm mỏ khoáng sản
phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố tại
Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 7 năm 2013, như sau:
- Mỏ than Bản
Púm, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai;
- Mỏ than Khe
Lay, xã Mường Lựm, huyện Yên Châu;
- Điểm mỏ
than Hin Tẳng, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai;
- Điểm mỏ than
Nà Sàng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai;
- Điểm mỏ than
Nà Sùng, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai;
- Điểm mỏ than
vùng Nà Hỏ, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai;
- Mỏ than Tô
Pan, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu;
- Mỏ than Hang
Mon, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu;
- Điểm mỏ than
thuộc xã Mường Lựm, huyện Yên Châu;
- Điểm mỏ thạch
anh thuộc xã Phiêng Ban; huyện Bắc Yên.
4.2. Quy hoạch
khai thác và sử dụng 17 điểm mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác, tiếp tục
thực hiện đến hết thời hạn (Căn cứ Điều 84, Luật khoáng sản 2010) như sau
- Mỏ than Suối
Bàng khu II, xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu;
- Mỏ than Suối
Bàng khu I, xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu;
- Mỏ than Suối
Lúa-Suối In, xã Nam Phong, Tân Phong, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Đá Đỏ, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Bản Pưn, xã Sập Xa, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Phiêng Lương, xã Sập Xa, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Suối Bau, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Bắc Đá Đỏ, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Nà Lạy, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Suối Chát, xã Tường Thượng, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Suối On, xã Kim Bon, huyện Phù Yên;
- Điểm mỏ đồng
Tam Ca, Xã Nà Mường, huyện Mộc Châu;
- Điểm mỏ đồng
Quy Hướng, huyện Mộc Châu;
- Điểm mỏ đồng
Vạn Sài, Xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên;
- Điểm mỏ đồng
Sao Tua, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu;
- Điểm mỏ đồng
xã Hua Păng, huyện Mộc Châu;
- Điểm mỏ
Magnezit, Bản Phúng, Hin Hụ, xã Chiềng En, huyện Sông Mã;
4.3. Quy hoạch
các cơ sở chế biến khoáng sản
- Nhà máy luyện
đồng Phù Yên (tại Cụm công nghiệp Gia Phù), công suất 5.000 tấn -7.000 tấn đồng
kim loại/năm. Thời gian hoàn thành nhà máy năm 2015.
- Nhà máy luyện
kim mầu Mộc Châu (Bản Sao Tua, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu); công suất 1.000 tấn
đồng kim loại (quy đổi)/năm; Hoàn thành nhà máy năm 2013.
- Nhà máy
pheroniken Bắc Yên (Bản Phúc, Xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên); công suất dự kiến
30.000 tấn /năm; dự kiến hoàn thành năm 2020.
4.4. Dự kiến vốn
và nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án quy hoạch
- Tổng vốn đầu
tư thực hiện thăm dò các điểm mỏ: dự kiến 807 tỷ đồng. Trong đó:
+ Vốn đầu tư
cho thăm dò, khai thác 818 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư
cho quản lý của nhà nước: 2 tỷ đồng.
- Nguồn vốn
thăm dò, khai thác: chủ mỏ huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp.
- Nguồn vốn đầu
tư cho quản lý: vốn ngân sách nhà nước bố trí trong kế hoạch chi ngân sách hàng
năm.
5. Các giải
pháp thực hiện quy hoạch
- Chính sách
phát triển nguồn nguyên liệu: Công tác điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản có
ý nghĩa quyết định trong việc phát triển nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và độ rủi ro cao. Tỉnh có
cơ chế để thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực để triển khai thực hiện.
- Chính sách về
phát triển cơ sở hạ tầng: trên cơ sở triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở chế biến
khoáng sản của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng
giai đoạn. Tỉnh có kế hoạch đầu tư, nâng cấp hệ thống điện lưới; lồng ghép xây
dựng một số tuyến đường giao thông gắn với các cơ sở chế biến, khai thác; quy
hoạch và xây dựng hệ thống giao thông thủy nội địa trên Sông Đà để làm nơi
trung chuyển nguyên liệu khoáng.
- Chính sách
thu hút đầu tư
Những mỏ có
triển vọng công nghiệp, những mỏ phân tán nhỏ lẻ có chất lượng quặng tốt cần được
quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản được công khai, minh bạch
để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn vào thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
Có cơ chế ưu
đãi, khuyến khích các nhà đầu tư khai thác gắn với chế biến sâu, áp dụng công
nghệ tiên tiến để tận thu, sử dụng khoáng sản có hàm lượng thấp, đầu tư khai
thác chế biến gắn với phát triển hạ tầng vùng khó khăn.
- Chính sách về
khoa học và công nghệ
Ưu tiên vốn
khoa học công nghệ để triển khai các đề tài nhằm tăng giá trị của khoáng sản;
tranh thủ tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia để áp dụng
công nghệ tiên tiến của thế giới vào sản xuất.
Có cơ chế hỗ
trợ các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản áp dụng công nghệ tiên tiến
và kỹ thuật hiện đại, đổi mới thiết bị và công nghệ, nhằm tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Chính sách
đào tạo nguồn nhân lực
Áp dụng các
chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ và thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật trong
ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Có cơ chế đặc thù trong chính sách tiền
lương cũng như việc quản lý, sử dụng cán bộ, đào tạo nhân lực trong quá trình
thực tế công tác, thi tuyển và bố trí việc làm.
Ưu tiên hỗ trợ
đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý để nắm bắt kịp thời tiến bộ
khoa học công nghệ. Đảm bảo đến năm 2020 có 50% công nhân trong ngành được qua
trường lớp đào tạo và 100% giám đốc điều hành mỏ có trình độ đại học.
- Chính sách
thị trường
Ưu tiên sử dụng
khoáng sản tại địa phương phục vụ cho nhu cầu sản xuất của tỉnh.
Tập trung vào
sản xuất, chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Nhà nước tạo điều kiện
để các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội kinh doanh trong ngành công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản, tăng cường việc phổ biến thông tin thị trường,
tiếp cận các đầu mối tiêu thụ, sử dụng khoáng sản.
- Chính sách bảo
vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Tiếp tục củng
cố hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý về môi trường, các cơ quan tư vấn, kiểm
tra, giám sát. Chú trọng các biện pháp để ngăn ngừa một cách hiệu quả (hơn là
khắc phục hậu quả) của tác động môi trường.
Giám sát chặt
chẽ việc ký quỹ môi trường của các đơn vị tham gia hoạt động khoáng sản. Quản
lý và sử dụng hiệu quả nguồn quỹ này cho ngăn ngừa biến động xấu của môi trường,
cải tạo và hoàn nguyên môi trường sau khai thác tài nguyên khoáng.
Điều 2.
Nghị quyết
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 và thay thế Nghị quyết số
154/2007/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của HĐND tỉnh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. UBND tỉnh
phê duyệt, tổ chức công bố công khai và chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực
HĐND, các Ban của HĐND, các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực
hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này
đã được HĐND tỉnh Sơn La khoá XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 04 tháng 12 năm
2014./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- TT Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Lãnh đạo, chuyên viên: VP Tỉnh uỷ, VP Đoàn ĐBQH và HĐND, VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Lưu:VT, 450 (bản).
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Chất
|