Nghị quyết 100/2017/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 100/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/07/2017
Ngày có hiệu lực 30/07/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Đặng Tuyết Em
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/2017/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 137/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 99/BC-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, định hướng Chiến lược biển và Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước, của vùng, gắn kết với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng mở, có khả năng hội nhập quốc tế sâu, rộng.

2. Khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, hướng đến tăng trưởng xanh. Phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu - nước biển dâng; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế; đa dạng các ngành dịch vụ, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; coi trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, mạng lưới đô thị, khu dân cư theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường sinh thái miệt vườn, sông nước, biển đảo và vùng biên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng; phát triển các đô thị thành trung tâm động lực, tạo hạt nhân phát triển cho các tiểu vùng trong tỉnh. Đồng thời, tranh thủ sự khác biệt của tỉnh so với vùng để thúc đẩy phát triển các lợi thế cạnh tranh.

3. Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội của từng địa phương xét trong lợi thế so sánh của toàn vùng, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng; góp phần khẳng định vai trò, vị trí của vùng trong cả nước. Tăng cường phối hợp, hợp tác, liên kết giữa tỉnh với các tỉnh khác trong vùng nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp, cùng nhau xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư; ưu tiên xây dựng đồng bộ mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng cấp vùng (cảng hàng không, cảng biển...); cùng ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu - nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng ô nhiễm môi trường.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đẩy mạnh công tác giảm nghèo, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và giữa đồng bào các dân tộc trong tỉnh; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia - Thái Lan - Malaisia.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2020 Kiên Giang trở thành tỉnh khá về kinh tế biển, là trung tâm nghề cá lớn, trung tâm du lịch lớn của cả nước.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Huy động mạnh các nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển và du lịch; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ. Nâng cao chất lượng phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ, văn hóa, an sinh xã hội; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.

Định hướng đến năm 2030: Xây dựng Kiên Giang trở thành tỉnh phát triển năng động, toàn diện; đạt trình độ phát triển khá trong cả nước; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, cơ cấu kinh tế phát huy được tiềm năng, lợi thế; đa số người dân thích nghi được với điều kiện biến đổi khí hậu và môi trường về mặt tự nhiên; các doanh nghiệp của tỉnh phát huy được cơ hội từ quá trình hội nhập quốc tế. Tỉnh có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và quốc phòng an ninh vững chắc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

- Về kinh tế: Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,5-8%/năm; trong đó: khu vực nông lâm thủy sản 3-3,5%/năm, công nghiệp - xây dựng 10,5-11,5%/năm và dịch vụ 10,5-11%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 2.855-2.930 USD[1] (theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế năm 2020: nông lâm thủy sản đạt 35-36%; công nghiệp - xây dựng 23-24%, dịch vụ 40-41%. Sản lượng lương thực đạt 4,5 triệu tấn; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 755.505 tấn (trong đó tôm nuôi 80.000 tấn). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 11-12%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt 780-1.000 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 15%/năm. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 215.000 tỷ đồng. Thu ngân sách gấp 2 lần so với năm 2015.

- Về xã hội - môi trường: Huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường đạt trên 96%/năm; hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Giải quyết việc làm từ 35-40 ngàn lượt lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%; cơ cấu lao động: nông lâm thuỷ sản 50% - công nghiệp xây dựng 13% - dịch vụ 37%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85%[2] trở lên. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 90%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%. Tỷ lệ che phủ rừng nâng lên 12%. Tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 50% (59/118 xã) và xây dựng thêm 02 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới. Các khu cụm công nghiệp, khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; xử lý chất thải nguy hại đạt 75%, chất thải y tế đạt 95-100%.

b) Chỉ tiêu định hướng đến năm 2030

Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8-9%/năm; trong đó: khu vực nông lâm thủy sản tăng 3-3,5%/năm, công nghiệp - xây dựng 11-12%/năm và dịch vụ 9,5-11%/năm; GRDP/người đạt 8.100-9.300 USD theo giá hiện hành (bằng mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long). Cơ cấu kinh tế năm 2030: khu vực nông lâm thủy sản 23-24%; công nghiệp - xây dựng 31-32% và dịch vụ 44-45% (phi nông nghiệp chiếm trên 75% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vào năm 2030). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 ước tính 960-1.090 ngàn tỷ đồng (theo giá hiện hành); 520-590 ngàn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Tỷ lệ huy động ngân sách từ GRDP ngày càng tăng, tốc độ tăng thu duy trì ở mức 13-15%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm. Chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đến năm 2030 lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50% vào năm 2030. Bộ mặt đô thị có sự thay đổi đáng kể, mọi xây dựng mới đều tuân thủ theo quy hoạch, hiện đại và khang trang. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, còn khoảng 2% (2030); mức sống dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo được cải thiện rõ rệt. Bộ mặt nông thôn được đổi mới.

3. Xác định các khâu đột phá và chương trình trọng điểm

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ