Quyết định 1614/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1614/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/07/2017
Ngày có hiệu lực 24/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1614/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch tổng thể vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; tập trung phát triển công nghiệp chế biến bảo quản nông lâm sản, điện năng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các loại hình doanh nghiệp phát triển.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực kết hợp với thu hút lao động từ bên ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

4. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong suốt thời kỳ quy hoạch; vận động, thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.

5. Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy tiềm năng lợi thế, tăng cường sự đoàn kết và đồng thuận xã hội để xây dựng huyện Đơn Dương có kinh tế - xã hội phát triển đạt mức khá trong vùng; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng với chiều sâu; chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Mc tiêu cthể

a) Về phát triển kinh tế

- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 13.399 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,7%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 8,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,6%; thương mại - dịch vụ tăng 14,2%), đến năm 2030, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 29.256 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 8,2%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 4,0%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,7%), thương mại - dịch vụ tăng 16,3%).

- GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 85 triệu đồng (gp 1,8 ln so với năm 2015 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh); đến năm 2030 đạt khoảng 165 triệu đồng.

- Chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 50,8%, thương mại dịch vụ chiếm 35,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,0%; đến năm 2030, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ chiếm 45,0%, nông lâm thủy sản chiếm 40,4%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,6%

- Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân hàng năm từ 11-12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 12-13%. Giai đoạn 2021-2030, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 12-13%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 13-13,5%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 35-36% GRDP của huyện (tổng vn bình quân hàng năm khoảng 2.381 tỷ đồng); giai đoạn 2021-2030 chiếm khoảng 39% GRDP của huyện (bình quân hàng năm là 4.535 tỷ đồng).

b) Về phát triển xã hội

- Giảm tỷ suất sinh hàng năm là 0,35‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 ở mức 1,20%; quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 109.000 người. Đến năm 2030, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%; quy mô dân số khoảng 134.200 người.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp tăng dần lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 68,5%, lao động phi nông nghiệp là 31,5%; đến năm 2030, lao động nông nghiệp chiếm 55%, phi nông nghiệp là 45%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 68-70% (trong đó, đào tạo nghề 55%) và năm 2030 đạt 80% trở lên, (trong đó, đào tạo nghề 65%). Hàng năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 800 đến 1.350 lao động.

[...]