Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 06/10/2020
Ngày có hiệu lực 06/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 06 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1129/QĐ-TTG NGÀY 27/7/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM Ở VIỆT NAM

Thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) ở Việt Nam, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại tỉnh Ninh Bình như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Khai thác tiềm năng phát triển KTBĐ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, tận dụng tối đa cơ hội mới cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

- Ưu tiên hướng tới tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đồng thời gắn kết cộng đồng, giao lưu xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh, giữa người dân và khách du lịch.

- Tạo thêm nhiều cơ hội phát triển các ngành nghề, hoạt động mới, đặc biệt gắn với các ngành công nghiệp sáng tạo, du lịch, bán lẻ, ẩm thực, đồ uống,....

- Khuyến khích sự tham gia hiệu quả của doanh nghiệp vào tham vấn và thực thi chính sách phát triển KTBĐ.

- Tạo động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ công cộng và tối ưu hóa việc sử dụng các dịch vụ công, đặc biệt là giảm hiện tượng sử dụng quá tải cơ sở hạ tầng vào ban ngày.

- Nhận diện và xử lý hiệu quả các rủi ro, hệ lụy tiêu cực từ hoạt động KTBĐ; không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới ổn định kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

II. Nội dung các nhiệm vụ trọng tâm

1. Nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro phát triển kinh tế ban đêm

- Nâng cao nhận thức về phạm vi và vai trò của KTBĐ, đồng thời giảm dần, tiến tới xóa bỏ định kiến về những tiêu cực của KTBĐ, định kiến về các loại hình, hoạt động và các điểm vui chơi giải trí về đêm.

- Nâng cao tính chủ động của từng cấp chính quyền trong việc chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển các loại hình, hoạt động KTBĐ phù hợp trên địa bàn.

- Cần tăng cường truyền thông đa phương tiện qua báo, đài, truyền hình, qua các tổ chức xã hội, tổ chức tại cơ sở, phường xã, các tổ dân phố, các hiệp hội về những lợi ích, cơ hội, chủ trương phát triển KTBĐ của nhà nước, các chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động KTBĐ. Chú trọng truyền thông tới các cơ sở kinh doanh đêm ý thức tuân thủ đạo đức kinh doanh, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và địa phương.

2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTBĐ và kiểm soát rủi ro

- Căn cứ tình hình, đặc thù và nhu cầu phát triển, các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố chủ động rà soát chính sách và khung pháp lý liên quan đến phát triển KTBĐ, trong đó tập trung vào các quy định về: khu vực hoạt động KTBĐ (các điều kiện, quy chuẩn của từng nhóm khu vực: khu vực kinh doanh mở, khu vực kinh doanh hạn chế,...); các đối tượng tham gia vào phát triển KTBĐ; sản phẩm ưu tiên phát triển ban đêm; thời gian hoạt động KTBĐ; giấy phép hoạt động; tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tham gia KTBĐ; chủ động tháo gỡ, hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện đồng bộ các chính sách: giao thông; cơ sở hạ tầng công cộng; an ninh, trật tự; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng, khách du lịch tham gia hoạt động KTBĐ,... để tạo thuận lợi cho phát triển KTBĐ.

- Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hoạt động KTBĐ, đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương cấp dưới trong việc quản lý và phát triển KTBĐ.

3. Sử dụng công cụ quy hoạch để quản lý các hoạt động KTBĐ một cách lành mạnh

- Chủ động lồng ghép nội dung phát triển KTBĐ vào trong nội dung quy hoạch tỉnh, trong đó, cần dự kiến các khu vực, địa bàn, tuyến được tập trung phát triển KTBĐ, các khu vực trung tâm và vệ tinh, các loại hình dịch vụ KTBĐ chủ yếu để có cơ sở triển khai trong tương lai (khi hội tụ các điều kiện cho phép).

- Quy hoạch các khu vực phát triển KTBĐ cần gắn với phát triển cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông,...), đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, hạn chế tác động của ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt,...gắn chặt với quy hoạch phát triển du lịch và các hoạt động dịch vụ, ăn uống, mua sắm; phát triển mạng lưới các cơ sở dịch vụ gắn với các khu, điểm du lịch.

- Xây dựng phương án di dời dân cư ra khỏi khu vực định hướng phát triển KTBĐ, có quy hoạch cụ thể khu vực sinh sống của người dân sau khi di dời, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân vào ban đêm.

4. Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng hỗ trợ chủ động và tích cực cho các chủ thể tham gia KTBĐ

- Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia hoạt động KTBĐ thông qua nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh tiếp cận nguồn tài chính chính thức, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng.

- Nghiên cứu hỗ trợ các phương tiện vận tải công cộng trên một số tuyến giao thông quan trọng tăng tuyến, tăng thời gian phục vụ trong đêm nhằm tăng cường kết nối các trung tâm đô thị về đêm, nhất là vào dịp cuối tuần.

- Thiết lập các đường dây nóng cho du khách thông tin kịp thời về các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,...

[...]