Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2023 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 93/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2023
Ngày có hiệu lực 27/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2023-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023-2025, Công văn số 2405/BNN-KTHT ngày 17/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2023; trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 1430/TTr-SNNPTNT ngày 14/4/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên địa bàn tỉnh lên trên 60%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên theo từng năm và tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, OCOP, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn...); đào tạo nhằm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023 - 2025: 5.170 người, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, cụ thể:

+ Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho 4.692 người tham gia các vùng nguyên liệu, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, lao động tại các điểm du lịch nông thôn; lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.

+ Đào tạo nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho 478 người, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Chỉ tiêu đào tạo: 5.170 người đào tạo nghề có trình độ sơ và thường xuyên trên địa bàn tỉnh, trong đó:

- Giao chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện: 4.170 người.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tổ chức thực hiện: 1.000 người.

(Cụ thể có Phụ lục kèm theo)

2. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các đơn vị, địa phương từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan (Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính như: số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022, số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022, số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022, số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025). Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Kinh phí từ ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

III. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN, NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Đối tượng

- Lao động trong độ tuổi lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Lao động trong các làng nghề, các điểm du lịch nông thôn.

- Lao động làm việc trong các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp (gồm cả các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác); doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

- Lao động nông thôn tham gia thực hiện chu trình trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chuyển đổi số trong nông nghiệp

- Lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ nông thôn.

2. Hình thức đào tạo

[...]