Kế hoạch 353/KH-UBND năm 2023 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 353/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2023
Ngày có hiệu lực 13/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 353/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

2. Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

3. Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

4. Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025.

5. Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025;

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực đã đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/ĐH và Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.

- Hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo nhằm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo nghề cho 14.800 lao động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. bình quân đào tạo 3.700 người/năm, cụ thể:

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022-2025: 13.200 người, bình quân đào tạo 3.300 người/năm.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025: 1.600 người, bình quân đào tạo 400 người/năm.

III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Chỉ tiêu đào tạo

- Chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh là 14.800 lao động nông thôn trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, giao chỉ tiêu đào tạo giao các địa phương tổ chức thực hiện (Chi tiết ở phụ lục số 01 kèm theo)

- Chỉ tiêu đào tạo nghề Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh là 205 giao các địa phương tổ chức thực hiện (Chi tiết ở phụ lục 02 kèm theo)

2. Kinh phí và cơ chế thực hiện

a) Kinh phí

Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan (Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính như: Thông tư số 15/2022-BTC ngày 04/3/2022; Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022; Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025).

- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

b) Cơ chế tài chính thực hiện

- Các địa phương tự cân đối ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung.

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

[...]