Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 32/KH-UBND
Ngày ban hành 20/02/2023
Ngày có hiệu lực 20/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Triển khai thực hiện nội dung Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 05/QĐ-BCDTW-VPDPNTM ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Chương trình phát triển du lịch nông thôn), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023-2025.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái cảnh quan của khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.

- Tăng cường thu hút các nguồn lực, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi để xây dựng, phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch có lợi thế của tỉnh, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân.

2. Yêu cầu:

- Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải bám sát nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

- Khai thác, làm nổi bật những đặc trưng riêng về du lịch ở nông thôn trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

- Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch có hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn:

- Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp huyện;

- Rà soát, tích hợp và bổ sung định hướng phát triển du lịch nông thôn vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã.

2. Tuyên truyền, tập huấn và nâng cao năng lực về du lịch nông nghiệp, nông thôn:

- Tổ chức các đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tiềm năng, vai trò, yêu cầu trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn;

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng đối tượng (cán bộ quản lý cấp xã, chủ thể và cộng đồng,...) tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn.

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn:

- Xác định nội dung, đánh giá tiềm năng về du lịch nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn tại địa phương theo thướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững;

- Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, sản phẩm du lịch gắn với các hoạt động nông nghiệp, làng nghề, ẩm thực, văn hóa,...; xây dựng các công cụ, câu chuyện sản phẩm nhằm giới thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn;

- Hỗ trợ xây dựng một số mô hình chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn liên kết các điểm đến, hình thành các tour du lịch;

- Tổ chức đánh giá, công nhận mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn các quy định của nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

4. Triển khai áp dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu số về du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với hoạt động quảng bá du lịch nông thôn;

- Hỗ trợ số hóa các điểm đến và xây dựng bản đồ số kết nối mạng lưới điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn.

5. Xây dựng các hoạt động quảng bá, giới thiệu về du lịch nông nghiệp, nông thôn:

[...]