Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 92/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2017
Ngày có hiệu lực 27/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 413/BVHTTDL-BQTG ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung như sau;

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; theo hướng các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội đphát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu phấn đu xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng "công nghiệp sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ"; xứng tầm là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực.

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế và là thế mạnh của tỉnh; có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế ca tỉnh, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phi, phổ biến và tiêu dùng, bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phn mm và các trò chơi giải trí; thủ công mnghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mthuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyn hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

- Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Thừa Thiên Huế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiu sản phẩm, dch vụ văn hóa đa dạng cht lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong tỉnh và xuất khẩu; xác lập được các thương hiu sn phm, dch vụ văn hóa - góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu đến năm 2020:

- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDRP của tỉnh và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như sau:

+ Ngành điện ảnh: Đạt khoảng 10 tỷ đồng (phim Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ đồng);

+ Ngành nghệ thuật biểu diễn, thời trang: Đạt khoảng 10 tỷ đồng;

+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: Đạt khoảng 10 tỷ đng;

+ Ngành quảng cáo: (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet đạt khoảng 80 tỷ đồng; quảng cáo ngoài trời đạt khoảng 30 tỷ đng): Tng đạt khoảng 110 tỷ đồng;

+ Ngành du lịch văn hóa: Chiếm 10 - 15% trong tng số khoảng 6.000 tỷ đồng doanh thu từ du lịch.

- Tập trung phát triển một số ngành sn có lợi thế, tiềm năng, gm: điện nh; nghệ thuật biểu diễn; quảng cáo; thủ công mỹ nghệ; phần mềm và các trò chơi giải trí - truyền hình và phát thanh; thời trang; du lịch văn hóa.

- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: kiến trúc; thiết kế; xuất bản; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2030:

- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDRP của tỉnh và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như sau:

+ Ngành điện nh: Đạt khoảng 40 tỷ đồng (phim Việt Nam đạt khoảng 16 t đng);

+ Ngành nghệ thuật biểu diễn, thời trang: Đạt khoảng 40 tỷ đồng;

+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: Đạt khoảng 40 tỷ đồng;

+ Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet đạt khong 850 và quảng cáo ngoài trời đạt khoảng 100 tỷ đồng): Tng đạt khoảng 950 tỷ đồng;

+ Ngành du lịch văn hóa: chiếm 15 - 20% trong tổng số khoảng 18.000 đến 20.000 tỷ đồng doanh thu từ du lịch.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ