Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/BCSĐ về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 16/KH-UBND
Ngày ban hành 06/03/2017
Ngày có hiệu lực 06/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Đầu tư,Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 06 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/BCSĐ NGÀY 13/02/2017 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND TỈNH VỀ TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ VÀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC, TĂNG NGUỒN THU CHO NGÂN SÁCH TỈNH.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 13/02/2017 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 13/02/2017 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, nhằm đạt được những kết quả cụ thể như sau:

- Trở thành địa phương có nhà máy sản xuất ô tô Hyundai số một tại khu vực Đông Nam Á, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường trong nước đồng thời xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.

- Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng xe ô tô đạt 110.000 xe, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 57.860 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 11.700 tỷ đồng; sản lượng linh kiện điện tử đạt 500 triệu sản phẩm/năm, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 11.960 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 430 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 245 tỷ đồng.

2. Yêu cầu

- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên trong quán triệt, phổ biến và triển khai nghị quyết, kế hoạch thực hiện nghị quyết. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện kế hoạch này.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trở thành ngành kinh tế chủ lực góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng; đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và của cả nước, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới...

B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Giải pháp chung

1. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử đầu tư mở rộng sản xuất, đạt công suất thiết kế.

2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi.

3. Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư.

5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

6. Giải pháp về khoa học công nghệ.

7. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

II. Giải pháp cụ thể

1. Sở Công thương

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các quy hoạch ngành, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực công nghiệp phù hợp với thực tế và khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thời gian thực hiện: Quý 1/2017.

- Xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình (hoàn thành trong Quý III/2017); Quy chế quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp (hoàn thành trong Quý IV/2017).

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử và các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho các ngành này; thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp tạo mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật thu hút các dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và ngành công nghiệp điện tử.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi đối với dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, ấn phẩm, tài liệu về ngành sản xuất lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử (cơ chế chính sách, vị trí thu hút dự án, lao động,...) để quảng bá, giới thiệu môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của ngành công thương.

- Hàng năm triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương trong đó tập trung hỗ trợ lập Quy hoạch chi tiết; xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đang kêu gọi, thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử.

[...]