Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị Quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2019
Ngày có hiệu lực 02/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Dương Tất Thắng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 02 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/NQ-CP NGÀY 19/2/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Nghị Quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 12/NQ-CP); Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ; tăng cường chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước và công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các huyện, thành phố, thị xã trong công tác đm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng,

- Huy động chệ thống chính trị tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, dành nguồn lực thỏa đáng cho công đảm bảo giao thông, nhằm mục đích bảo đảm giao thông thông suốt an toàn, thân thiện môi trường.

- Giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí của năm sau so với năm kế trước (số vụ, số người chết, số người bị thương) từ 5% -10%; không để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; hạn chế và giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô vận tải hành khách.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, Chính quyền địa phương các cấp bám sát nhiệm vụ, giải pháp về tăng cưng bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 tại Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban, ngành, địa phương và triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả.

- Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch triển khai phải đảm bảo khả thi, có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung; bảo đảm đủ nguồn lực, phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương.

- Đ cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch.

- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT và chng ùn tắc giao thông, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự ATGT.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đưng bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Kết luận số 45 - KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phvề tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021.

2. Trên cơ sở chủ trương của Trung ương, tiếp tục hoàn thiện các văn bản của địa phương về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án chiến lược, quy hoạch quốc gia về giao thông vận tải có liên quan đến địa phương; lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch của tnh.

3. Tiếp tục đổi mới phương pháp, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; trật tự văn minh đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, đất đai, các khu công nghiệp, đô thị và du lịch... có liên quan đến nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, bến cảng, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

5. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với công tác duy tu, bảo trì bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hiện có; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đưng bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

6. Tăng cường công tác quản lý phương tiện và người lái, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với công tác đảm bảo trật tự ATGT.

7. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thi, nghiêm minh các hành vi vi phạm trật tự ATGT, nhất là các hành vi vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, chất ma túy, chất kích thích khi tham gia giao thông, các hành vi vận tải quá khổ, quá tải làm giảm tui thọ công trình và tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, nhất là xe công ten nơ, xe sơ mi rơ móoc, xe tải trọng ln...; tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải, công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giy phép lái xe, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới; xử lý chủ xe, lái xe vận tải hàng hóa, hành khách vi phạm tốc độ, thời gian lái xe liên tục...thông qua thiết bị giám sát hành trình cài đặt trên các phương tiện.

8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo đảm kịp thời nghiêm minh, tránh can thiệp trong kiểm tra xử lý.

9. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, có cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển giao thông vận tải, như: khuyến khích hỗ trợ phát triển dịch vụ công cộng trong vận tải hành khách, nht là hệ thng xe buýt, nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đường giao thông nông thôn, ưu tiên kinh phí xóa bỏ các điểm đen, điểm tiền ẩn nguy cơ tai nạn giao thông...

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Sở Giao thông vận tải

a) Thực hiện trách nhiệm cơ quan thường trực về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tnh, phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh khâu nối tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các ngành, chđạo đôn đốc các địa phương trong công tác đảm bảo trật tự ATGT.

b) Tổ chức thực hiện đúng quy hoạch về phát triển mạng lưới giao thông vận tải đã được phê duyệt, thường xuyên rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và theo dõi các địa phương thực hiện đúng quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải của các đơn vị đã được phê duyệt.

[...]