Kế hoạch 967/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019-2021

Số hiệu 967/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2019
Ngày có hiệu lực 29/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 967/KH-UBND

Hải Dương, ngày 29 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Ban Bí thư khóa XII về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019 - 2021 như sau:

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Triển khai có hiệu quả Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thsố 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết s 12/NQ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021;

2. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút;

3. Việc triển khai Kế hoạch phải bảo đảm đồng bộ, hiệu quả bám sát sự Lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ; đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh ta.

II. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Các cấp, các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông và Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Ban Bí thư khóa XII; Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; lập lại trật tự đô thị, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Đề án “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương” giai đoạn 2011 - 2020 và các Kế hoạch, Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

2. Các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các cấp phải tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức giao thông; đặc biệt là giữa Công an và Sở Giao thông vận tải.

III. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo kp thời nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các cấp huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách tổ chức các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, thân nhân của các nạn nhân gặp tai nạn giao thông theo đúng quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên và UBND các cấp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện với mọi tầng lớp nhân dân;

c) Tiếp tục duy trì đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các cơ quan thành viên và Ban An toàn giao thông cấp huyện; trường hợp cần thiết kiểm tra công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đến cấp xã;

đ) Hàng năm, chủ trì xây dựng, triển khai và tổng kết Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; trong đó tăng cường biện pháp kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất về trật tự, an toàn giao thông, tập trung vào: Các bến phà, bến khách ngang sông; các điểm xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến chết người; các đường ngang và lối đi tự mở giao cắt với đường sắt; kiểm tra sức khỏe và việc lái xe sử dụng chất ma túy; kiểm tra và kiến nghị các bất cập về hạ tầng trên đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Trung ương quản lý...;

e) Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông;

f) Hàng quý đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP và Kế hoạch này tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Định kỳ tháng 12 hàng năm xây dựng và gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP.

2. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan thường xuyên rà soát kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung các chính sách, Văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông;

b) Siết chặt công tác quản lý vận tải và có biện pháp gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật. Giao cụ thể cho đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát các phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách thông qua thiết bị giám sát hành trình, xử lý kịp thời đối với những phương tiện vi phạm. Tiếp tục vận động các doanh nghiệp thực hiện thay thế xe buýt;

c) Duy trì điều kiện hạ tầng giao thông do Sở quản lý; thường xuyên rà soát, chủ động xử lý hoặc đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Tiếp tục sử dụng qubảo trì đường bộ làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính trên những đường phụ có lưu lượng người, phương tiện qua lại lớn;

đ) Tiếp tục siết chặt công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, an toàn phương tiện thủy nội địa; hoạt động vận tải đường bộ; kiểm soát tải trọng xe. Làm việc với các cơ sở đào tạo, đơn vị đăng kiểm đề nghị các đơn vị có cơ chế gắn trách nhiệm của giáo viên đối với học viên, đăng kiểm viên với phương tiện khi xảy ra tai nạn do lỗi người người điều khiển, lỗi do phương tiện;

e) Sửa đổi, bổ sung và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế hoạt động của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động; trong đó tăng cường kiểm soát tải trọng xe và tuần kiểm để kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về tải trọng và vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý;

f) Phối hợp với Sở Xây dựng giám sát, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch và xây dựng liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.

3. Công an tỉnh

a) Tiếp tục thực hiện tốt việc thống kê và báo cáo kịp thời tai nạn giao thông phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn và kiểm tra các điều kiện hạ tầng hàng tháng; đồng thời phục vụ công tác phân tích, đánh giá, tham mưu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh;

[...]