Quyết định 5393/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai theo lộ trình giải pháp tổng thể chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Số hiệu 5393/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/09/2017
Ngày có hiệu lực 28/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Nguyễn Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ N
NG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5393/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THEO LỘ TRÌNH CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 102/2017/NQ-HĐND ngày 07/07/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Đề án Tăng cường vận tải công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát và điều tiết hợp lý các phương tiện vận tải vào trung tâm thành phố;

Căn cứ Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30/11/2016 của Thành ủy Đà Nẵng ban hành Đề án thực hiện Chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4484/TTr-SGTVT ngày 08/9/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai theo lộ trình các giải pháp tổng thể chống ùn tắc giao thông thành phố đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai theo lộ trình các giải pháp tổng thể chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc UBND thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND TP (để báo cáo);
- CT, các PCT
UBND TP;
- Ủy ban MTTQVN TP
;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, hu
yện;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, QLĐTh, SGTVT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THEO LỘ TRÌNH CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 5393/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nng)

Phần I

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1. Hiện trạng

Thành phố Đà Nẵng phát triển đô thị mạnh mẽ trong thời gian qua, diện mạo đô thị đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Bên cạnh việc đầu tư các khu đô thị mới theo quy hoạch, thành phố cũng đặc biệt quan tâm đến cải tạo các khu đô thị cũ. Nhiu tuyến đường, nút giao thông được cải tạo, mở rộng cùng với đầu tư xây dựng mới một số công trình giao thông trong khu vực nội đô đã góp phần chỉnh trang cảnh quan đô thị, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân đi lại.

Tuy nhiên, khu vực trung tâm thành phố đang chịu một áp lực ngày càng gia tăng về điều kiện hạ tầng do số lượng các tuyến đường làm mới không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số. Số liệu thống kê cho thấy đến năm 2015, dân số Đà Nẵng là 1.029 nghìn người, trong đó gần 40% tập trung chủ yếu ở 02 quận Thanh Khê và Hải Châu (400.518 người), tăng gần 7% so với năm 2010; trong đó mật độ dân cư ở 09/13 phường thuộc quận Hải Châu và 04/10 phường thuộc quận Thanh Khê có mật độ dân số hơn 500 người/km2 1. Giai đoạn 2010-2015, ở khu vực 02 quận Hải Châu, Thanh Khê, tỷ lệ tăng chiều dài đường khu vực chỉ khoảng 1,63%. Mật độ đường cấp khu vực chỉ mới đạt từ 6,15-7,25 km/km2, còn thấp so với quy định (10,5 - 14,5 km/km2). Trong khi đó, nhu cầu đi lại trên địa bàn 02 địa phưng này là rất lớn do đây là nơi tập trung nhiều hoạt động hành chính, thương mại - dịch vụ của thành phố2.

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, đời sống và thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu đi lại, mua sắm, sử dụng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng. Cho đến hết năm 2016, số lượng phương tiện cơ giới thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn thành phố là hơn 868.640 xe các loại (bao gồm cả xe đã hết hạn sử dụng nhưng chưa làm thủ tục thu hồi), trong đó ô tô là hơn 61.210 xe, xe máy là 807.430 xe. So với năm 2010, lượng phương tiện cơ giới đã tăng 1,56 lần, đặc biệt lượng xe máy các loại (xe hai, ba bánh, xe điện) gần gấp đôi (98,72%), tập trung chủ yếu ở các quận Hải Châu (23,30%), Thanh Khê (21,54%)3.

Qua thống kê cho thấy, trong vòng 05 năm trở lại đây, số lượng phương tiện đăng kí mới trên địa bàn thành phố tăng trưởng không ngừng, tỷ lệ gia tăng phương tiện bình quân đều từ (8,58-10,46)%/năm, trong đó tỷ lệ tăng trưởng ô tô trung bình qua các năm khoảng 7,46%/năm, mô tô 12,25%/năm. Số hộ gia đình sở hữu xe ô tô đã tăng từ 1,5% (năm 2008) thành 2,10% (năm 2016). Riêng lượng mô tô các loại đăng ký năm 2016 có dấu hiệu tăng đột biến đến gần 20%. Đó là chưa kmột số lượng đáng kxe ngoại tỉnh đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Chỉ xét riêng số lượng xe ô tô đăng kiểm tại Trung tâm đăng kim Đà Nng nhưng có biển sngoại tỉnh vào năm 2016 là 12.785 xe, hơn 20% số xe ô tô thành phố quản lý (trong đó xe dưới 9 chỗ là 3.636 xe chiếm 28,43%, xe tải là 7.601 xe, chiếm 59,45%), 03 tháng đầu năm 2017 là 2.470 xe (gần 20% so với cả năm 2016).

Tng sđơn vị vận tải hành khách trên địa bàn thành phố tính đến hết năm 2016 là 436 đơn vị với 1810 xe, trong đó chỉ có 03 doanh nghiệp có trên 50 xe4, nhưng có đến 328 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách (chiếm 75 %) chỉ có 01-03 xe (trong đó 208 đơn vị chỉ có 01 xe). Theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm đăng kim xe cơ giới Đà Nẵng, cho đến hết năm 2016, số lượng xe con5 đang sử dụng là 23.197 chiếc trên tổng số 43.553 xe ô tô các loại đang lưu hành (chiếm 53,26%), còn lại là xe khách6 (2.550 chiếc chiếm 5,86%) và xe tải các loại (17.806 chiếc chiếm 40,88%). Tổng số xe con thuộc sở hữu cá nhân là 15.085 chiếc, chiếm 69,65% số lượng xe ô tô thuộc sở hữu cá nhân và chiếm đến 96,49% số lượng xe ô tô hành khách.

Bên cạnh đó, nếu giữ nguyên mạng lưới vận tải công cộng như hiện nay thì đến 2020, mạng lưới công cộng chỉ có thể đáp ứng được từ 1-2% nhu cầu đi lại. Vận tải cá nhân sẽ chiếm hơn 90% tng nhu cầu đi lại, nguy cơ ùn tắc giao thông sẽ xảy ra không chỉ tập trung ở các nút giao cắt mà sẽ mở rộng phạm vi trên các tuyến đường dẫn vào nút.

Trong bối cảnh quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông nói chung, giao thông tĩnh nói riêng còn hạn chế, nhất là khu vực trung tâm; tình trạng dừng, đỗ xe tràn lan trên các tuyến phố chính xảy ra thường xuyên gây cản trở giao thông, tiềm n nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, dẫn đến hiện tượng ùn tắc giao thông.

Trong thời gian qua, hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra chủ yếu vào giờ cao điểm (6h45 - 7h45 và 16h45 - 18h00) ở một số nút giao thông, trục giao thông chính khu vực trung tâm. Vị trí ùn tc thường xuất phát từ nút giao với các trục đường có lưu lượng giao thông vào nút lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc tiếp đoạn đường trước đó.

2. Một số nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ