Kế hoạch 6972/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2025

Số hiệu 6972/KH-UBND
Ngày ban hành 25/10/2018
Ngày có hiệu lực 25/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6972/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

Triển khai Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 (sau đây viết tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với giáo dục mầm non

- Đến năm 2020: 8% trẻ mầm non được tiếp cận với ngoại ngữ; 20% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ tiếng Anh theo khung năng lực giáo viên ngoại ngữ từng cấp học, có khả năng dạy trẻ tại các lớp mầm non thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh.

- Đến năm 2025: 15 - 20% cơ sở giáo dục triển khai hoạt động cho trẻ làm quen với ngoại ngữ; 05% cơ sở giáo dục có phòng dạy tiếng Anh; 100% giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định.

b) Đối với giáo dục phổ thông

- Đến năm 2020: 55 - 60% trường tiểu học có lớp 1 và 2 làm quen tiếng Anh (02 tiết/tuần); 100% giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định.

- Đến năm 2025: 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 được học chương trình tiếng Anh 10 năm; có trường trung học phổ thông triển khai dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; triển khai dạy ngoại ngữ thứ hai ở một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có điều kiện; 100% giáo viên ngoại ngữ được bồi dưỡng, tập huấn phương pháp giảng dạy; 100% trường học có phòng dạy và học ngoại ngữ, tủ sách ngoại ngữ.

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp

- Đến năm 2020: Có 25% cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo; 100% học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng được học ngoại ngữ; 30% học sinh, sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ khu vực, quốc tế được học các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

- Đến năm 2025: Có 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo; 70% học sinh, sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ khu vực, quốc tế được học các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

d) Đối với giáo dục thường xuyên

- Đến năm 2020, dạy học ngoại ngữ cho 50% học sinh trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên và triển khai một số chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, ưu tiên chương trình tự bồi dưỡng.

- Đến năm 2025, dạy học ngoại ngữ cho 100% học sinh trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên; hoàn thành chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (trừ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), ưu tiên chương trình tự bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành.

đ) Đối với Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt

Triển khai dạy học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành và không chuyên ngành theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra của ngành nghề đào tạo. Đến năm 2025, 100% sinh viên ngoại ngữ tốt nghiệp đạt chuẩn theo quy định.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng chương trình tài liệu dạy và học ngoại ngữ, triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm bắt buộc ở cấp học phổ thông

a) Triển khai xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; chương trình tiếng Anh tăng cường cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh;

b) Thống nhất chương trình, giáo trình cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh trên toàn tỉnh;

c) Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm ở các bậc học. Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm môn ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2) từ lớp 6 đến lớp 12;

d) Khuyến khích các đơn vị có điều kiện triển khai chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ đối với một số môn học ở các trường trung học phổ thông theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ

[...]