Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2019 về dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025

Số hiệu 28/KH-UBND
Ngày ban hành 23/01/2019
Ngày có hiệu lực 23/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025
(theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thng giáo dục quốc dân giai đoạn 2017- 2025)

Thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025; Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch “Dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025” (theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, hổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025). Nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hà Nội trong nhiều năm vẫn là một trong những đơn vị dẫn đầu về phong trào dạy và học ngoại ngữ; kết quả qua các kỳ thi đều đứng thứ hạng cao. Tuy nhiên, thành tích mũi nhọn chỉ tập trung ở số ít học sinh; kết quả đại trà môn ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh nói riêng còn thấp so với các môn học khác. Ngoài ra, trên thực tế, số giáo viên, học sinh có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành và số lượng còn hạn chế cho dù về bằng cấp, chứng chỉ, đa phn giáo viên đều đạt chuẩn so với quy định. Kế hoạch Dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, điều chỉnh theo Quyết định s2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 nhằm:

a) Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố; triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học. Phấn đấu đến năm 2025, giáo viên ngoại ngữ đạt được một bước tiến rõ rệt về năng lực chuyên môn; đa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, trong học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Giáo viên ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR).

b) Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo; khuyến khích đưa ngoại ngữ vào trường từ bậc mầm non đến các trường phổ thông, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các hoạt động giao lưu quốc tế; đẩy mạnh dạy các môn học khác bằng tiếng Anh; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cạnh tranh với các nước trong khu vực về các cơ hội việc làm cho lớp trẻ; bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện lộ trình triển khai các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - thường xuyên, đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

c) Tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu Kế hoạch số 90, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, với mục tiêu tới năm 2025 có 100% giáo viên tiếng Anh các cấp học đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; 50% giáo viên tiếng Anh đạt trình độ nghe, nói theo chuẩn quốc tế IELTS (từ 6.5 trở lên).

2. Mc tiêu cthể

a) Đối với giáo dục mầm non

Triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non có nhu cầu và đủ điều kiện trên địa bàn Thành phố.

b) Đối với giáo dục phổ thông

Đến năm 2020, 100% học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được học chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; phấn đấu có 100% giáo viên ngoại ngữ cấp học phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương; 30% giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở, trung học phổ thông được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nâng chuẩn nghe nói tại các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất; 30% giáo viên dạy môn Toán và môn Khoa học bằng tiếng Anh được đào tạo đạt trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

Rà soát, bổ sung và cấp mới trang thiết bị dạy học cho 100% các phòng hc ngoại ngữ, đạt tối thiểu 50% các phòng học có tivi/màn hình hoặc thiết bị tương ứng khác nối mạng internet và các phần mềm ứng dụng dạy học ngoại ngữ.

Đến năm 2025, 100% các trường tiểu học dạy đủ chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần; dạy tiếng Nhật, tiếng Pháp ngoại ngữ 1 theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 20% số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông triển khai chương trình song ngữ (học thêm ít nhất một ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật, Pháp, Đức, Hàn, Nga hoặc Trung...). Tiếp tục thí điểm và mở rộng triển khai học các môn học khác bằng tiếng Anh ở các trường có nhu cầu và đủ điều kiện.

Đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học đạt kỹ năng nghe, nói tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS; 100% giáo viên hoàn thành lớp công nghệ thông tin (ICT) để sử dụng công nghệ dạy học hiện đại, soạn giảng giáo án điện tử và ứng dụng sách mềm,... trong dạy học; 50% giáo viên các môn Toán và Khoa học có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy.

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

Đến năm 2025: 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo.

100% học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên học chương trình ngoại ngữ 7 năm và 50% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên học chương trình ngoại ngữ mới hệ 10 năm.

d) Đối với công chức và viên chức

- Đến năm 2025: Phấn đấu 50% cán bộ công chức, viên chức được phổ cập ngoại ngữ có thể giao tiếp ở mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam; 50% cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ở mức trung cấp bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

- Đến năm 2025: Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức quản lý có khả năng giao tiếp bằng ít nhất 01 ngoại ngữ, đạt tối thiểu mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng, đánh giá, ban hành và triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ

- Xây dựng, đánh giá, ban hành và triển khai chương trình học tập cho học sinh liên thông giữa các khối lớp, các cấp học cùng với chương trình bổ trợ bộ sách học trên lớp phù hợp với trình độ của người học về độ khó của ngôn ngữ, tăng tình huống ứng dụng từ mới và tăng thời lượng giao tiếp ứng dụng. Ngoài bộ sách tiếng Anh hệ 10 năm của Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội phối hợp với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước biên soạn bộ sách tự chọn làm quen cho học sinh mầm non, học sinh lớp 1, lớp 2; bộ sách bổ trợ và tăng cường các kỹ năng nghe, nói cho chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giao quyền lựa chọn các bộ sách, bộ tài liệu giảng dạy cho các nhà trường với các tiêu chí cụ thể khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

- Tổ chức dạy làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 2 ở những cơ sở có nhu cầu và đủ điều kiện, áp dụng tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép và tài liệu ban hành theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới, đưa môn ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) vào giảng dạy một cách hệ thống từ tiểu học (lớp 3) đến trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên theo chương trình mới hệ 10 năm; nâng cao một cách cơ bản chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông theo chương trình mới, chú trọng phát triển trình độ ngôn ngữ và thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người học, đáp ứng mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới.

[...]