Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2020-2025" trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 01/03/2019
Ngày có hiệu lực 01/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;

Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang, như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TRỰC TRẠNG (tính đến năm học 2018-2019)

1. Kết quả bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh ở các cấp học

Cấp học

Tổng  số GV

Năng lực ngôn ngữ

Tỉ lệ đạt chuẩn

Chưa đạt

Đạt

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Tiểu học

590

0

1

21

562

6

0

96.27%

THCS

727

0

4

12

700

11

0

97.80%

THPT

381

Chưa đạt

Đạt

85.30%

0

1

2

54

324

1

2. Kết quả triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm trong trường phổ thông

Cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Tiểu học

280

3.097

108.404

THCS

78

473

16.566

THPT

48

160

6.400

3. Về xây dựng các đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ

TT

Năm

Cấp Tiểu học

Cấp THCS

Cấp THPT

1

2014

Tiểu học Châu Văn  Liêm, TP. Long Xuyên

THCS Lý Thường  Kiệt, TP.Long Xuyên

THPT chuyên Thủ  Khoa Nghĩa

2

2015

Tiểu học Trưng Vương,  TP. Châu Đốc

THCS thị trấn Chợ  Mới, huyện Chợ Mới

THPT Chu Văn An

3

2016

Tiểu học Bán Trú Long  Thạnh, Tân Châu

THCS Bình Khánh,  TP. Long Xuyên

THPT chuyên  Thoại Ngọc Hầu

4

2017

Tiểu học B Phú Mỹ, Phú  Tân

THCS Vĩnh Thạnh  Trung, Châu Phú

THPT Long Xuyên

5

2018

Tiểu học A thị trấn Phú  Hòa, Thoại Sơn

THCS TT Phú Hòa,  Thoại Sơn

THPT Nguyễn  Khuyến

6

2019

Tiểu học A thị trấn Cái  Dầu, Châu Phú

THCS thị trấn Cái  Dầu, huyện Châu Phú

THPT Trần Văn  Thành

4. Về việc trang bị phòng học bộ môn ngoại ngữ (Phụ lục 1-7)

Cấp học

Đã được trang bị

Đã có kế hoạch trang bị

Chưa có kế hoạch

Tiểu học

214

63

50

THCS

86

15

55

THPT

35

05

07

Tổng cộng

384

84

117

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2020-2025

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Xác định ngoại ngữ, chủ yếu tiếng Anh là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trên các lĩnh vực. Việc đổi mới căn bản, toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh và triển khai có hiệu quả chương trình tiếng Anh ở các cấp học phổ thông nhằm tạo chuyển biến tích cực về chất lượng, đảm bảo nguồn nhân lực cho tỉnh, nhất là lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, thương mại dịch vụ, du lịch.

- Phấn đấu đến năm 2025, giáo viên ngoại ngữ đạt được một bước tiến rõ rệt về năng lực chuyên môn; đa số thanh niên - học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông (THPT), trường chuyên nghiệp có đủ năng lực ngoại ngữ để sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá.

- Giáo viên ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR) và Khung năng lực 6 bậc của Việt Nam; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

- Mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh từ cấp tiểu học; đa dạng các loại ngoại ngữ 1, 2 được dạy học trong các trường phổ thông, ngoài tiếng Anh; tổ chức dạy ngoại ngữ 2 ở những trường có điều kiện về cơ sở vật chất, về giáo viên; giảng dạy môn Toán và một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT chuyên và một số trường có đủ điều kiện.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đối với giáo dục mầm non: Từng bước đưa môn tiếng Anh vào các trường mầm non, mẫu giáo để học sinh làm quen thông qua hoạt động học tập theo chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ưu tiên thực hiện chương trình môn tiếng Anh ở những nơi có điều kiện, phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 20% đến 30% số cơ sở giáo dục mầm non triển khai hoạt động cho trẻ làm quen với ngoại ngữ; 10% số cơ sở giáo dục mầm non có phòng dạy tiếng Anh; 100% giáo viên tiếng Anh giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn trình độ tiếng Anh theo quy định.

- Đối với giáo dục phổ thông: Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 được học chương trình tiếng Anh 10 năm; trường THPT chuyên và một số trường THPT có điều kiện triển khai việc dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Triển khai dạy ngoại ngữ 2 ở một số trường phổ thông có điều kiện; 100% giáo viên ngoại ngữ được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp giảng dạy; 100% các trường có phòng học ngoại ngữ và tủ sách ngoại ngữ. Từ nay đến năm 2020, có từ 30% đến 40% các trường tiểu học triển khai thực hiện chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 theo chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: Đến năm 2025, phấn đấu 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo. 100% học sinh, sinh viên các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được học ngoại ngữ; 70% học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia được học các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

- Đối với giáo dục thường xuyên: Đến năm 2025, triển khai dạy học ngoại ngữ cho 100% học sinh THPT hệ giáo dục thường xuyên, triển khai chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục (không bao gồm đội ngũ giáo viên ngoại ngữ), ưu tiên chương trình tự bồi dưỡng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

[...]