Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2021 triển khai, thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2030

Số hiệu 66/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2021
Ngày có hiệu lực 12/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Hồ Thu Ánh
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 12 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở các bước sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ; thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đặc biệt phát huy được lợi thế của địa phương; đồng thời, quảng bá hình ảnh, con người Hậu Giang, góp phần bảo vệ, phát huy quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

- Sở hữu trí tuệ thực sự trở thành động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Tạo chuyển biến trong nhận thức về sở hữu trí tuệ của các chủ thể nhằm hướng tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trên địa bàn Tỉnh.

- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, khuyến khích và nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện cần bám sát mục tiêu tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

- Hoạt động sở hữu trí tuệ cần có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó các tổ chức khoa học và công nghệ, trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

- Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ phải gắn liền với việc tập trung nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, từng bước xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.

- Phân công rõ nhiệm vụ các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả, phát huy được vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU

1. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong hướng dẫn xác lập quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, ưu tiên cho các sản phẩm của Tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

2. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ giá trị tài sản trí tuệ cho cả 03 đối tượng: quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng nhằm phát huy tính chủ động trong xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ.

3. Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được kéo giảm.

4. Số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân trong Tỉnh tăng trung bình từ 3 - 5%/năm.

5. Số lượng đơn đăng ký Quyền tác giả, quyền liên quan, giống cây trồng của tổ chức, cá nhân trong Tỉnh tăng trung bình 2%/năm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

- Triển khai thực hiện chính sách về sở hữu trí tuệ.

- Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật liên quan, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng:

+ Tư vấn, phân chia lợi ích hợp lý giữa các nhóm chủ thể liên quan trong thương mại hóa các quyền sở hữu, sử dụng và hưởng lợi đối với tài sản trí tuệ, đặc biệt là tài sản trí tuệ phát sinh từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định.

[...]