Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu 295/KH-UBND
Ngày ban hành 01/12/2020
Ngày có hiệu lực 01/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Tuyết Minh
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/KH-UBND

Bình Phước, ngày 01 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Công văn số 3490/BKHCN-SHTT ngày 31/10/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030,

UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược SHTT phù hợp với thực tiễn địa phương, đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao nhận thức và phát huy tính chủ động của các tổ chức, cá nhân trong việc tạo lập, quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương, đặc biệt là các sản phẩm mang chdẫn địa lý của Bình Phước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2020 - 2025

- Đáp ứng 100% yêu cầu tuyên truyền, đào tạo về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 100% cán bộ phụ trách lĩnh vực liên quan đến SHTT của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh được tập huấn, trang bị kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ; 100 % cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ của Sở Khoa học và Công nghệ được đào tạo chuyên sâu về SHTT.

- Khai thác hiệu quả, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển quyền SHTT cho ít nhất 05 sản phẩm đặc thù của địa phương.

- Tư vấn và hỗ trợ thủ tục pháp lý về bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho ít nhất 50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức khoa học và công nghệ, hợp tác xã, thợp tác trên địa bàn tỉnh.

- Tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT và hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 05 giải pháp sáng tạo đoạt giải tại các cuộc thi sáng tạo về khoa học và công nghệ, các sáng chế/giải pháp hữu ích của nông dân, các sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền công nhận.

- Hỗ trợ ứng dụng vào thực tiễn và thương mại hóa đối với 100% kiểu dáng công nghiệp đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ.

- Htrợ ít nhất 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, thợp tác có sản phẩm, hàng hóa đã được bảo hộ quyền SHTT (ưu tiên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc thù, chủ lực của tỉnh, có tiềm năng xuất khẩu) tham gia Hội chợ thiết bị, công nghệ; Giải thưởng chất lượng Việt Nam và Hội chợ giới thiệu, quảng bá thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ và khai thác quyền cho ít nhất 01 giống cây trồng để tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh cao.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ; khuyến khích xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh trong và ngoài nước; khai thác khu du lịch tâm linh núi Bà Rá, Di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các sản phẩm du lịch độc đáo từ nền văn hóa đặc trưng của tỉnh để trthành những điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước; hình thành các tua, tuyến du lịch tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông ở Bình Phước kết hợp với các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương đã được bảo hộ quyền SHTT; tạo điều kiện cho ngành du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Triển khai có hiệu quChương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh.

2.2. Giai đoạn 2026 - 2030

- 100% cán bộ phụ trách lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh được đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ.

- 100% doanh nghiệp và người dân có nhu cầu đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục pháp lý.

- 100% sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được khai thác và phát triển hiệu quả.

- 100% sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có khả năng đưa vào ứng dụng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đã được Cục SHTT cấp văn bng bảo hộ, đảm bo được hỗ trợ các thủ tục pháp lý và kinh phí đtriển khai ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

- 100% giống cây trồng đã được bảo hộ đảm bảo tiếp tục được triển khai ứng dụng hiệu quvào thực tiễn; đồng thời hỗ trợ đăng ký bảo hộ và khai thác quyền cho ít nht 01 giống cây trng mới có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh cao.

- Hỗ trợ các thủ tục thành lập và đưa vào hoạt động ít nhất 01 tổ chức đại diện SHTT trên địa bàn tỉnh được Cục SHTT hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

- Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

[...]