Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030

Số hiệu 151/KH-UBND
Ngày ban hành 24/11/2020
Ngày có hiệu lực 24/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thanh Dũng
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (viết tắt là Quyết định số 1068/QĐ-TTg).

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm hướng tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố.

b) Thúc đẩy phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

c) Thu hút sự tham gia của tất cả các đối tượng trong xã hội để nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, trong đó các tổ chức khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ cho trên 6.000 lượt đại biểu tham dự, chủ yếu nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, viện, trường.

b) Hỗ trợ chi phí và hướng dẫn thủ tục đăng ký kịp thời cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.

c) Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho trên 60% sản phẩm được công nhận sản phẩm chủ lực, đặc trưng của thành phố, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao.

d) Đến năm 2030, phấn đấu có trên 5.500 văn bằng sở hữu trí tuệ được cấp, tăng 35% so với năm 2020, số đơn đăng ký mới về sở hữu trí tuệ tăng trung bình 3%-5%/năm; trong đó, tăng mạnh số đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và giống cây trồng.

đ) Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

a) Lồng ghép chính sách, giải pháp thúc đẩy sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố và các chương trình, đề án khác có liên quan.

b) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật liên quan, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

a) Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng: Bố trí cán bộ quản lý chuyên trách hoặc không chuyên trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại các sở, ban, ngành thành phố, y ban nhân dân quận, huyện; đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ...

b) Triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước (phối hợp triển khai thực hiện ngay khi Trung ương hoàn thành công tác xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu).

c) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

a) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

b) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.

c) Nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

d) Tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm về sở hữu trí tuệ, chú trọng chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ

[...]